4 món ngon từ hoa thiên lý
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Giảm mệt mỏi với cà tím nhồi thịt
Món cà tím rất bỗ dưỡng, tốt cho sức khỏe và đặc biệt nó làm tăng sinh lực, phù hợp cho người mệt mỏi căng thẳng do công việc.
Nguyên liệu:
Cà tím: 220 gr
Thịt heo 225 gr
Gia vị:
1/4 muỗng đường
1 muỗng muối
1 muỗng rượu
1 muỗng nước tương
2 muỗng bột lọc
Dầu vừng, tiêu sọ
Hành, gừng, tỏi băm nhuyễn
Cách làm:
Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, khoét bỏ bớt ruột cà
Phần ruột lấy ra băm nhuyễn chung với thịt heo, nêm gia vị vào trộn đều sau đó nhồi lại vào trái cà. Xếp cà đã nhồi thịt vào một cái khay
Chuẩn bị nồi hấp. Chờ nước sôi cho khay cà nhồi thịt vào hấp
Hấp lửa to chừng 15 phút là được
Phần nước cốt do hấp tiết ra, thêm chút bột cho sánh rồi rưới lên cà.
Nhỏ vài giọt dầu vừng cho thơm rồi rắc hành thái khúc, rau thơm và các loại gừng, tỏi băm.
Công dụng:
Cà tím có hình tròn, dài hoặc hình bầu dục; khi nấu chung với thịt sẽ càng thơm ngon.
Cà chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: Vitamin B, E, P... có thể làm tăng tính đàn hồi của huyết quản, phòng tránh vỡ mao mạch, còn có thể làm vết thương mau lành, phòng bệnh hư máu và giảm thấp nồng độ cholesterol
Lời khuyên:
Người bị mịn nhọt sưng trên da không nên ăn nhiều món này.
Người bị bệnh ruột già hoạt động quá mạnh cũng không nên ăn nhiều cà tím nhồi thịt nếu không sẽ làm tăng tốc độ bài tiết.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Thực phẩm bổ dưỡng: Sữa ong chúa
Tôi nghe nói sữa ong chúa tốt cho người già. Xin hỏi công dụng và cách dùng loại thực phẩm này?
Tiếng Anh của sữa ong chúa là “royal jelly”. Đây là một chất lỏng như sữa do những hạch đặc biệt ở họng của ong thợ sản xuất chứ không phải do ong chúa làm ra. Ong thợ hoà lẫn phấn hoa với mật ong và vài loại enzyme để có sữa. Thành ra có lẽ phải gọi là sữa nuôi ong chúa mới chính xác.
Sữa ong chúa có khoảng 60% nước, các chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất béo cộng thêm các vitamin nhóm B, niacin, folic acid, một số enzyme.
Cho tới nay, khoa học vẫn chưa tìm ra một chất dinh dưỡng quan trọng nào trong sản phẩm này mà thực phẩm thường dùng đã có. Theo nhiều nghiên cứu, dù sữa có đủ các loại enzyme đặc biệt, chúng cũng không giúp ích gì cho sức khoẻ vì chúng bị biến đổi trong việc tiêu hoá chứ không trực tiếp hấp thụ nguyên trạng vào các cơ quan.
Nhiều người dùng sữa ong chúa trong các bệnh như cao cholesterol, hen suyễn, khó ngủ, loét bao tử, viêm gan, tuyến tuỵ, tăng cường miễn dịch, hói tóc. Một vài nghiên cứu gợi ý rằng sữa ong chúa có thể làm hạ cholesterol, chống viêm, có tác dụng như chất kháng sinh, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa sự thành hình u bướu, xơ cứng lòng động mạch. Tuy nhiên còn cần có nhiều nghiên cứu khoa học nữa để xác định tác dụng trị bệnh của sữa ong chúa với các bệnh kể trên.
Năm 1992, uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) chịu trách nhiệm về thực phẩm, có cảnh cáo công ty CC Pollen khi công ty này quảng cáo rằng chỉ có honeybee pollen là có đủ tất cả các loại enzyme với tỷ lệ hoàn toàn cân bằng. Quảng cáo này không được dẫn chứng khoa học hỗ trợ và công ty đã phải bỏ lời quảng cáo có tính cách phóng đại này.
Điều cần lưu ý là mật ong hoặc sữa ong chúa có thể gây ra dị ứng như nổi ngứa trên da, hen khó thở, viêm xuất huyết dạ dày hoặc phản ứng sốc trầm trọng (phản vệ), đôi khi tử vong. Lý do là ong lấy phấn từ nhiều loại hoa khác nhau và nhiều người có thể đã bị dị ứng với phấn hoa này. Do đó không nên dùng khi bị bệnh hen suyễn để tránh bệnh trầm trọng hơn.
Chưa có chứng minh an toàn của sữa ong chúa với phụ nữ có thai, cho con bú sữa mẹ. Do đó, các nhà chuyên môn y khoa đề nghị là các vị này không nên dùng sữa ong chúa, để bảo đảm an toàn cho thai nhi. Họ cũng khuyên là không nên dùng sữa ong chúa quá lâu để tránh các rủi ro dị ứng. Có báo cáo cho hay là người đang dùng thuốc chống đông máu Coumadin, nên cẩn thận vì sữa có thể tăng tác dụng của Coumadin, khiến cho rủi ro bầm da, xuất huyết xảy ra nhiều hơn.
Trên thị trường, sữa được bán như một thực phẩm phụ (food supplement) dưới hình thức hơi đặc tự nhiên, cần cất giữ trong tủ lạnh, dạng khô trong viên thuốc hoặc trong các mỹ phẩm thoa da. Vì không phải là dược phẩm, nên sữa không đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan thực dược phẩm công quyền.
Về liều lượng, nên theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Và cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các chất thiên nhiên, trong đó có sữa ong chúa.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Trái gấc: Loại quả đến từ "thiên đường"
Bác sỹ Nguyễn Công Suất - người đã mạnh dạn biến gấc thành thuốc |
Dầu gấc đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và an toàn cho cả gia đình bạn |
Read More Add your Comment 0 nhận xét
4 loại bệnh nên tránh sữa đậu nành
Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.Sữa đậu nành không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp phòng chống được rất nhiều căn bệnh như béo phì, tiểu đường, đặc biệt là giúp chị em phụ nữ phòng chống các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
4 tác dụng phòng bệnh của sữa đậu nành
Sữa đậu nành không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp phòng chống được rất nhiều căn bệnh như cao huyết áp và tiểu đường.
1. Tăng cường sức khỏe
Một trăm gam sữa đậu nành có chứa 4,5g Protein, 1,8g chất béo, 1,5g Carbohydrate, 2,5g Sắt, 2,5g Canxi, 2,5g Vitamin.
Với lượng chất dinh dưỡng như vậy chắc chắn sức khỏe chúng ta sẽ được tăng cường.
2. Phòng chống tiểu đường
Sữa có chứa lượng lớn cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường vì vậy nó có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng sữa đậu nành.
3. Chống huyết áp cao
Hợp chất muối Natri có trong sữa đậu nành như Stigasterol, Kali, Magiê có tác dụng hiệu quả trong việc điều chính huyết áp. Sodium chính là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Nếu chúng ta có thể điều chỉnh Sodium một cách thích hợp, huyết áp cũng sẽ được điều chỉnh ổn định.
4. Phòng chống bệnh tim mạch vành
Đậu nành có chứa Steroid, Kali, Magiê, Canxi có thể tăng cường sự phấn khích của các mạch máu, cải thiện dinh dưỡng cho tim giảm lượng Cholesterol.
Nếu mỗi ngày bạn có thể uống một cốc sữa, tỷ lệ tái phát của bệnh tim mạch vành sẽ giảm 50%.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Người đau dạ dày cấm kỵ ăn dưa chuột khi đói
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên ăn nhiều dưa chuột, cũng không nên tùy tiện kết hợp với một số thực phẩm:
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Dưa chuột + cần tây hay dưa chuột + ớt: Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột.
Dưa chuột + các loại nấm: Có tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Chọn thực phẩm ăn đêm
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Những lợi ích “kỳ diệu” của cà chua
1. Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận da
Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C; đặc biệt hàm lượng vitamin P nhiều nhất trong các loại rau củ… có tác dụng nhuận da, bảo vệ huyết quản, giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hoá.
2. Bảo vệ tim mạch
Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
3. Phòng ung thư
Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…
4. Chống lão hóa
Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
5. Tốt cho người viêm thận
Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu, và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Những thực phẩm không nên ăn cùng nhau
Bạn không nên vừa ăn món có trứng vừa uống sữa đậu nành. Vì như thế, bạn chẳng nhận được chút bổ dưỡng nào.
Nguyên nhân là do sữa đậu nành có thể làm giảm hoạt động của protease. Một chất giúp cơ thể chúng ta đồng hóa protein. Và tất nhiên trứng rất giàu protein. Nếu vừa ăn trứng vừa uống sữa đậu nành, bạn không thể hấp thụ thêm protein từ trứng nữa.
2. Quả hồng và khoai lang
Khi ăn khoai lang, chúng sẽ tạo ra axit hydrochloric trong dạ dày của bạn. Axit này có thể biến quả hồng bạn ăn vào dạ dày thành một chất kết tủa trong cơ thể.
Chất kết tủa này có xu hướng như những hòn sỏi không thể tan. Nguy hiểm hơn là bạn không tiếu hóa cũng như thải ra ngoài được.
3. Sữa và socola
Có thể điều này khó tin vì bạn thích ăn socola chung với sữa. Nhưng bạn không nên làm thế.
Thực tế, trong khi sữa giàu protein và canxi thì socola lại chứa nhiều axit oxalic. Khi ăn chung với nhau, canxi từ sữa và axit oxalic có thể kết hợp và tạo thành canxi olate không hòa tan. Nó không chỉ khiến khó tiêu hóa mà còn gây tiêu chảy.
4. Hải sản và một số trái cây
Nếu bạn ăn nho, lựu hoặc hồng trong bữa tiệc hải sản thì có thể bạn sẽ bị buồn nôn, bụng phình to và đau. Triệu chứng tiếp theo là tiêu chảy đấy.
Nguyên nhân là do các loại trái cây này có chứa chất tanin. Khi kết hợp với protein trong hải sản có thể tạo ra chất không hòa tan và khó tiêu.
Vì thế, nếu muốn ăn các loại quả này thì hãy ăn sau 4 giờ khi đã dùng hải sản.
5. Một số kết hợp cần tránh khác
- Sữa và bông cải xanh, đậu tương, rau bina: hóa chất trong các rau này ảnh hưởng đến sự đồng hóa canxi trong sữa.
- Trứng và thịt thỏ: ăn kết hợp 2 loại này sẽ thúc đẩy một số phản ứng trong dạ dày khiến bạn tiêu chảy.
- Dưa chuột và cà chua: 2 loại thực phẩm này rất nhiều người thường ăn chung nhưng thật ra không nên ăn dưa chuột cùng các món có nhiều vitamin C vì dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Nếu ăn chung 2 thực phẩm này, bạn sẽ chẳng nhân được chút vitamin C nào cả.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Cháo, canh thuốc dùng khi bị cảm
Cháo hành củ: hành 20 củ, gạo lức 60g. Tất cả vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành vào. Chia nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 bát. Tác dụng: làm ra mồ hôi, giảm sốt, ho. Trị cảm phong hàn, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau bụng đi ngoài.
Cháo hành, gừng: gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g. Tất cả rửa sạch, đổ nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho gừng, hành rồi đun tiếp một lúc nữa, cho đường vào là được. Ăn nóng ngày 1 bát. Công dụng: làm ra mồ hôi, giải ho cảm lạnh sổ mũi.
Cháo lá tía tô: lá tía tô 12g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã vo sạch vào, thêm 500ml nước nữa nấu thành cháo đặc. Công dụng: chữa ho, cảm phong hàn, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần sáng và tối.
Cháo gừng, đường mạnh nha: gừng tươi 25g, đường mạch nha 150g. Gừng cạo vỏ rửa sạch thái nhỏ để sẵn. Gạo đãi sạch cho vào nồi với gừng tươi, đổ vào 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cháo chín cho đường vào. Ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát, ăn nóng. Công hiệu: giải cảm, tán hàn, trừ ho.
Cháo bách hợp, chuối: bách hợp 12g, chuối 2 quả, đường phèn vừa đủ. Nghiền bách hợp thành bột, chuối bóc vỏ thái thành miếng. Đổ chung các thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm nhỏ lửa cho đến lúc cháo chín đặc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát, ăn liền 7 ngày.
Cháo bối mẫu, đường phèn: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 50g. Giã nhỏ bối mẫu, gạo vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, nấu thành cháo, múc cháo vào bát to, cho đường phèn và bột bối mẫu vào, đảo đều là ăn được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, ăn lúc nóng. Bệnh khỏi vẫn ăn tiếp 3 ngày nữa. Công dụng: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị trẻ em ho khò khè.
Cháo táo đỏ, bí ngô: bí ngô 1 quả, táo đỏ 500g, đường đỏ 200g. Bí ngô, táo rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với đường đỏ, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát. Tác dụng: thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng. Trị trẻ ho lâu ngày.
Cháo nhị bì, cam thảo:
tang bạch bì (vỏ rễ dâu) 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lức 50g. Tất cả vị thuốc rửa sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát con. Ăn liền 4 -5 ngày. Tác dụng: thanh phế nhiệt, mát máu, lợi tiểu, trị trẻ em ho kéo dài, ho đờm có máu, mặt phù nề.
Canh mộc nhĩ, nước quýt: mộc nhĩ trắng 100g, nước quýt 200g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch mộc nhĩ, bổ cuống, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến chín nhừ mộc nhĩ thì cho nước quýt vào đun tiếp đến khi sôi là được. Dùng ăn điểm tâm. Tác dụng: bổ khí, ích thận, hóa đờm, trừ ho, trị trẻ em ho khan, ho đờm có máu.
Canh cá diếc nấu hạnh nhân: cá diếc 1 con, hạnh nhân ngọt 10g, đường đỏ vừa đủ. Làm cá sạch, cho vào nồi với hạnh nhân. Đổ nước vừa đủ đun to lửa, khi sôi đun nhỏ lửa tới chín nhừ. Ăn cá uống canh trong ngày. Tác dụng: kiện tỳ, ích khi, hoạt lạc, lý phế, trị viêm phế quản mạn tính, khí âm bất túc, ho có đờm lâu ngày.
Canh cải gừng: rau cải tươi 500g, gừng tươi 10g, muối vừa đủ. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi, đổ nước 1200ml, nấu cạn còn 700ml, cho muối vào là được. Ngày ăn uống 2 lần. Tác dụng: trừ ho cảm phong hàn, đờm trắng khó ra, gân cốt đau nhức.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
TÁC DỤNG CÁC LOẠI TRÀ
Trà có thể giải độc cho 72 loại ngộ độc khác nhau. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị của trà. Trà vừa là nước giải khát, giải nhiệt giúp ra mồ hôi lại vừa bổ sung nước cho cơ thể. Không những thế, nếu kết hợp uống trà với các vị thuốc (gọi là trà thuốc) còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất hiệu quả.
Trà gừng
Lấy ít lá chè, vài lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Ngoài ra, trà gừng còn có tác dụng chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi có vị cay, tình ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.
Trà lá sen
Lá sen khô 60g, lá chè 60g tán thành bột, pha nước sôi lấy nước uống hằng ngày. Tác dụng giả nhiệt, làm mát lá lách, tiêu thấp, giảm mỡ, giảm béo, hay chóng mặt, nhức đầu, mạch căng, hay gặp ở người bị mỡ máu cao.
Trà muối
Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè, chúng ta nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.
Trà hoa cúc
Tuỳ lượng, tuỳ thích, chúng ta có thể lấy lá chè xanh với hoa cúc trắng hãm nước sôi uống nguội. Tác dụng của trà hoa cúc bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Trà mật ong
Cho lá chè vào túi vải hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Trà có tác dụng chữa viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
Trà vỏ chanh
Uống trà nóng với vài lát vỏ chanh có tác dụng giảm nguy cơ bị ung thư da.
Trà vỏ quýt
Lấy vỏ quýt đem sấy khô, khi muốn uống thì hãm cùng với trà. Do vỏ quýt có chứa nhiều Vitamin C nên loại trà này có tác dụng chữa ho đờm, giả độc do ăn tôm cá.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Thực phẩm giúp loại trừ độc tố
|
Sự xuất hiện của mụn trứng cá, chứng hôi miệng, táo bón, đau đầu… nhiều khi là những tín hiệu thông báo sự tồn đọng của chất độc trong cơ thể. Khi sức khoẻ bị đe dọa thì việc loại trừ độc tố cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Lựa chọn thực phẩm có tác dụng giải độc, đồng thời kiên trì một chế độ vận động thường xuyên là cách tốt nhất để chúng ta nói lời tạm biệt với những độc tố trong cơ thể. Mộc nhĩ đen: Người làm những ngành nghề có liên quan đến bông vải, sợi, đay… nên dùng nhiều mộc nhĩ đen, vì mộc nhĩ đen có tác dụng bài trừ chất sợi, khiến cho những chất sợi có hại này không thể tồn tại trong cơ thể. Chất keo thực vật có trong mộc nhĩ đen có sức hút và kết dính cao, có thể hút thấm hết những tạp chất còn tồn lại trong hệ tiêu hoá, giúp máu trở nên “sạch” hơn, đồng thời còn làm hạ cholestesron, phòng chống xơ cứng mạch máu. Khổ qua (mướp đắng): Thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có tác dụng giải độc. Khổ qua có công dụng giải độc, tiêu nhiệt trong cơ thể và làm sáng mắt. Các nhà khoa học tiến hành phân tích những thành phần chứa trong khổ qua và phát hiện rằng trong khổ qua có chứa một loại protein hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt. Loại protein này có khả năng kích thích tác dụng “phòng ngự” của hệ miễn dịch trong cơ thể, làm gia tăng sự hoạt động của các tế bào miễn dịch, loại trừ những độc tố trong cơ thể. Nữ giới dùng nhiều khổ qua còn có lợi cho kinh nguyệt. Đậu phụ: Những chế phẩm từ đậu nành có lượng canxi vô cùng phong phú, vì thế chúng được mệnh danh là những “chiến sĩ giải độc”. Cà rốt: Là thực phẩm có tác dụng giải độc thủy ngân, vì cà rốt có chứa một lượng lớn chất kết dính, có thể kết dính với thủy ngân, làm giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu một cách hiệu quả. Táo tây: Ruột là nơi có khả năng bài trừ độc tố một cách nhanh chóng. Nếu hệ tiêu hóa không tốt, các độc tố sẽ tích tụ tại ruột và bị hấp thụ trở lại vào máu, rất có hại cho cơ thể. Trong táo tây có chứa một lượng chất xơ và chất kết dính thiên nhiên phong phú, có tác dụng phòng ngừa thức ăn phân hủy trong ruột. Dưa leo: Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố trong cơ thể, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình phân giải các protein Sau đó bài tiết chúng ra ngoài qua nước tiểu. Dưa leo có công dụng lợi tiểu nên có thể làm sạch niệu đạo, góp phần giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và bao tử. Mật ong: Từ xưa, mật ong đã nổi tiếng là loại thực phẩm giải độc và làm đẹp. Trong mật ong có chứa nhiều vitamin và acid amin thiết yếu cho cơ thể con người. Dùng mật ong thường xuyên có tác dụng bài trừ độc tố, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống các bệnh về mạch máu hoặc các chứng suy nhược thần kinh. Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, mát, có tính giải độc cao. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng nhất định trong việc phòng trị trúng độc kim loại, thuốc trừ sâu và trúng độc thực phẩm. Vai trò của đậu xanh chủ yếu là thông qua việc nhanh chóng thúc đẩy quá trình bài tiết tống các chất độc ra khỏi cơ thể. Tỏi: Trong tỏi có chứa những thành phần đặc biệt, giúp làm giảm nồng độ chì trong cơ thể. Nho: Gan cũng là một cơ quan giải độc quan trọng cho cơ thể. Các độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi các phản ứng hóa học ở gan sẽ biến thành những chất không độc hoặc lượng độc tố đã giảm hẳn. Nho có tác dụng giúp gan “quét” đi những chất độc trong cơ thể, đồng thời còn có ích cho quá trình tái tạo máu. Trà: Những thành phần có chứa trong lá trà cùng một lượng vitamin C phong phú có tác dụng nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. |
Theo SK&ĐS |
Read More Add your Comment 0 nhận xét
TÁC DỤNG CỦA CÀ PHÊ
Giá trị dinh dưỡng của cà phê cũng khá phong phú. Theo phân tích, cà phê chứa 10 - 14% chất béo, 5 - 8% prôtêin (chất đạm), 1,2 - 1,8% cafêin, đường, muối vô cơ và nhiều loại vitamin.
Tác dụng lớn nhất của cà phê là làm tinh thần phấn chấn, tỉnh táo. Khi mỏi mệt uống một ly cá phê sẽ hưng phấn tinh thần, uống sau khi ăn sẽ trợ giúp cho tiêu hoá, mùa hè nóng bức uống một ly cà phê lạnh cũng có tác dụng giải khát, phòng cảm nắng. Nhưng nếu uống quá nhiều cà phê sẽ có ảnh hưởng xấu.
Theo kết quả thực nghiệm, tinh cà phê trong 3 ly cà phê có tác dụng ngang với một mũi kích thích. Hai giờ đồng hồ sau khi uống nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao. Vì vậy người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim không nên dùng cà phê.
Người sau khi uống cà phê cảm thấy dạ dày khó chịu thì nên ngưng uống. Cà phê đen, đặc sẽ khiến dịch vị tiết rất nhiều nên càng phải thận trọng hơn.
Dùng cà phê để giữ vững tinh thần, miễn cưỡng làm việc sẽ khiến cơ thể mau bị lão hoá.
Read More Add your Comment 0 nhận xét