Món ăn, bài thuốc phòng trị mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân mất ngủ, cách phòng và trị cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Theo y học cổ truyền, “sự ngủ lấy gốc ở âm huyết mọi nguyên nhân dẫn đến chân âm huyết hao tổn, âm tính không đủ để nuôi dưỡng lên tâm não đều có thể gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ”.
Chè long nhãn hạt sen |
Nếu cảm nóng bứt rứt mất ngủ do âm huyết hư. Nên ăn vị có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, an thần. Tốt nhất nên ăn như: bài trai đồng nấu canh lá dâu hạt sen, hoa lý xào với thịt bò, gỏi ngó sen với thịt vịt, củ sen hầm xương heo, cháo lươn đậu xanh, chè đậu đen táo đỏ, rau diếp sốt cà chua. Hoặc có thể sử dụng các món canh, cháo súp chế biến từ hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, mè đen. Nếu nóng quá khó ngủ nên uống nước: tâm sen 12g, lạc tiên 20g sắc nước uống; hoặc nước uống nhân trần 12g, thảo quyết minh 12g, cam thảo 6g nấu uống như trà.
Nếu người cao tuổi tiểu đêm nhiều mất ngủ nên ăn dùng thêm đậu đen xanh lòng nấu chè ăn hoặc sao vàng nấu nước uống mỗi lần 30 - 40g, hoặc dùng bài gà ác tiềm với bài thận khí hoàn gia vị gồm có thục địa, hoài sơn, đơn bì, sơn thù, phục linh, trạch tả, gừng nướng mỗi vị 12 - 14g.
Trên đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng phòng trị mất ngủ hiệu quả, dễ chế biến và sử dụng hầu như không có tác dụng phụ.
Khi bị mất ngủ, cần lưu ý nên kiêng dùng các thứ có chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, trà đậm và hạn chế thức ăn khô, cay, nóng quá và nếu bụng đầy khó ngủ không nên ăn no trước khi đi ngủ.
Việt Báo (Theo SK&ĐS)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Món ăn - bài thuốc từ rau càng cua
Rau càng cua là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, ăn sống hơi chua giòn ngon, rất có giá trị về dinh dưỡng. Theo Đông y, rau có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện.
Rau càng cua
Đặc điểm của rau càng cua
Càng cua tên khoa họcPeperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, mương rạch, vách tường khắp nơi ở nước ta, cao khoảng 20 - 40cm. Càng cua thường được người dân hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể… Đây là rau chứa nhiều chất phosphor, canxi là chất có vai trò quan trọng giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp, và loãng xương. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất thích hợp cho người thừa cân nóng nhiệt.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Một số món ăn bài thuốc dùng rau càng cua
- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
- Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Việt Báo (Theo SK&ĐS)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Món ăn - bài thuốc bổ tim
Người loạn nhịp tim dạng tâm thận dương hư thường cảm thấy run sợ, lo lắng, bực bội, ít ngủ... Một số món ăn dưới đây tốt cho người loạn nhịp tim.
Mực xào nấm đông cô tốt cho tim (nguồn ảnh: internet)
Người loạn nhịp tim dạng tâm thận dương hư thường cảm thấy run sợ, lo lắng, bực bội, ít ngủ, cổ họng và lưỡi khô, trong người nóng bức, ra mồ hôi trộm… Theo Đông y, một số món ăn dưới đây bổ tim, tốt cho người loạn nhịp tim.
Nhân sâm nấu gà: Nhân sâm 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 19g, thịt gà 150g, xì dầu 10g, muối 5g, gừng 5g, hành 10g, cà rốt 100g, nấm đông cô 50g, dầu ăn 50g, canh gà 500ml.
Nhân sâm ngâm nở; Mạch đông bỏ tim; Ngũ vị tử rửa sạch, hành cắt khúc, gừng cắt miếng, cà rốt cắt miếng vuông khoảng 4cm, nấm ngâm nở, rửa sạch, thịt gà cắt miếng.
Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ hành, gừng vào phi cho thơm, rồi bỏ gà vào, bỏ nấm, cà rốt, ngũ vị tử, mạch đông, nhân sâm vào, xào cho đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ hầm cho đến khi chín. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 - 5 ngày.
Mực xào nấm đông cô: Thiên đông 12g, mạch đông 12g, mực 100g, cần tây 100g, nấm đông cô 50g, rượu 10g, xì dầu 10g, muối 5g, hành 10g, gừng 5g, canh gà 300ml, dầu 50g.
Thiên môn đông rửa sạch, cắt miếng, mạch đông bỏ tim; Mực rửa sạch, cắt dài khoảng 4cm, ngang 2cm; Cần tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 4cm; Nấm cắt 2cm; Hành cắt khúc; gừng cắt lát. Mạch đông, thiên đông bỏ vào nồi nhỏ, đổ vào 100ml canh gà, chưng cho chín.
Để cháo lên lửa lớn, đợi chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi bỏ mực vào xào sơ, sau đó bỏ nấm, cần tây, thiên đông, mạch đông, xì dầu, muối, canh gà và xào cho chín thì dùng được. Ngày một lần, dùng trong bữa chính, mỗi lần ăn 50g mực.
Nhân sâm nấu gà (nguồn ảnh: internet)
Ngọc trúc rửa sạch, cắt khúc; mạch đông bỏ tim; Thiên đông cắt miếng, táo bỏ hột; Tim heo luộc sơ trong nước sôi, vớt ra cắt miếng; gừng đập dập, hành cắt khúc.
Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ hành, gừng vào phi cho thơm, rồi đổ canh gà vào, canh gà sôi bỏ ngọc trúc, mạch đông, thiên đông, táo, rượu, muối và tim heo vào, vặn lửa nhỏ nấu thêm 20 phút. Ngày 1 lần, mỗi lần ăn 1/2 tim heo.
Dương sâm mạch đông: Sâm tây dương 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 9g, đường 6g.
Sâm ngâm nở, cắt lát mỏng, mạch đông bỏ tim; Ngũ vị tử rửa sạch. Bỏ tất cả vào nồi, đổ vào 200ml nước.
Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ nấu thêm 15 phút thì dùng được. Uống thay nước.
Song nhĩ xào mực: Ngân nhĩ 15g, nấm mèo 20g, mực tươi 200g, rượu 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, cần tây 50g, dầu ăn 50g.
Ngân nhĩ, nấm mèo ngâm cho nở, xé miếng; Mực rửa sạch, cắt miếng dài 4cm, ngang 3cm, cần tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 4cm; Hành cắt khúc; Gừng cắt lát.
Để chảo lên lửa lớn, đợi chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi bỏ mực vào xào sơ, sau cùng bỏ tất cả vào, xào cho chín thì dùng được. Ngày 1 lần, dùng trong bữa chính.
Việt Báo (Theo Bee)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Cà tím trị tăng huyết áp
Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó.
Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.
Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, nó được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó.
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.
Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa , lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:
Cà tím xào mã đề: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.
Canh gà, cà tím: Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.
Giảm huyết áp bằng các món chay: Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om - cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm 2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Giúp bỏ thuốc lá: Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.
Phòng chữa xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu: Ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung. Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn.
Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống.
Phòng chống ban tía ở người già: Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.
Viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm nhiệt.
Viêm gan vàng da: Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.
Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng: Chế kem cà tím: Muối trộn cà tím với tỷ lệ 5 cà - 1 muối ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật).
Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng, lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh này còn có thể chỉ dùng cuống của quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.
Bí đái: Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.
Táo bón: Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 - 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Kiêng kỵ: Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt.
Viet Bao (Theo_SK&DS)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Món ăn - bài thuốc cải thiện trí não
Có thể cải thiện trí nhớ đáng kể nhờ chế độ ăn uống. Điều này thực sự cần thiết cho những người trẻ hay quên.
Có một khả năng ghi nhớ tốt là ước vọng của mọi người, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc. Nhưng, điều đó không phải bao giờ cũng có được vì nhiều lý do khác nhau tùy thuộc vào thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục... trong đó không thể không kể đến chế độ ăn uống.
Não lợn: Theo thuyết “dĩ tạng bổ tạng” (lấy tạng bổ tạng) của Y học cổ truyền, não lợn vị ngọt, tính bình, có công dụng ích thận bổ não, bổ cốt tủy, được dùng để chữa các chứng tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), kiện vong (hay quên), huyễn vựng (chóng mặt hoa mắt)... Thường dùng dưới dạng hấp cách thủy ăn đơn thuần hoặc phối hợp với kỷ tử và hoài sơn.
Não lợn có công dụng ích thận bổ não (nguồn ảnh: internet)
Trứng chim bồ câu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm, thường được dùng làm thức ăn cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi... do tâm thận hư yếu.
Cổ nhân có câu: “Tâm tri tương lai, thận tàng dĩ vãng”, vậy nên bồi bổ 2 tạng tâm và thận có tác dụng trực tiếp đến việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Dân gian thường dùng trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi ngày 2 lần để chữa chứng hay quên.
Trứng chim cút: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ ích khí huyết, kiện não ích trí. Với giá trị dinh dưỡng rất cao vượt xa so với các loại trứng gia cầm khác, đặc biệt có chứa nhiều leucithin, trứng chim cút là một trong những loại thực phẩm rất hữu ích cho não bộ. Thường được dùng dưới dạng luộc ăn mỗi ngày vài quả, kho thịt, nấu canh bóng hoặc làm nhân bánh bao.
Trứng chim cút có giá trị dinh dưỡng hơn hẳn các loại trứng gia cầm khác (nguồn ảnh: internet)
Dược thư cổ Thực vật bản thảo đã viết: “Phong mật, cửu phục cường chí khí, khinh thân, bất cơ bất lão, diên niên thần tiên” (Uống mật ong lâu ngày sẽ làm mạnh mẽ thần trí, thân thể nhẹ nhàng, không đói không già, sống lâu như thần tiên). Có nhiều cách dùng, nhưng đơn giản nhất là đều đặn mỗi tối uống 2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ.
Mật ong rất giàu dinh dưỡng, làm mạnh mẽ thần trí (nguồn ảnh: internet)
Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo hết sức phong phú, trong đó có tác dụng trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Có thể dùng dưới dạng thô hoặc dạng đã bào chế như: viên nang, thuốc nước, thuốc bột...
Khi dùng dưới dạng thô, người ta thường chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn - bài thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc...
Hồ đào nhân: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận cố tinh, ôn phế chỉ khái, ích khí dưỡng huyết, bổ não ích trí, nhuận tràng thông tiện.
Hồ đào nhân có giá trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g có chứa 58-74g chất béo, chủ yếu là các acid béo không no, 18g chất đạm, 10g chất vô cơ, nhiều loại vitamin như: B1, B2, C, E... và các nguyên tố vi lượng như: Ca, P, Fe, Zn, Mg... một lượng lớn photpholipid và lysine rất cần cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Bởi vậy, hồ đào nhân là một trong những thực phẩm - vị thuốc rất có lợi cho việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Cách dùng đơn giản là kiên trì ăn hàng ngày 1-2 trái hồ đào nhân hoặc dùng 30g hồ đào nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ.
Long nhãn có khả năng bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ (nguồn ảnh: internet)
Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Long nhãn khai vị ích tỳ, bổ hư trường trí” (long nhãn kiện tỳ vị, bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần). Nghiên cứu hiện đại cho thấy, long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng kiện vong, dân gian thường dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml.
Nấm linh chi: Vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí, được mệnh danh là “tiên thảo” (cỏ tiên). Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh nhân tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), thất miên (mất ngủ), kiện vong (hay quên)... do tâm tỳ hư nhược.
Thường được dùng dưới dạng linh chi thô 3-6g, hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào chế như: viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Nấm linh chi có công dụng kiện não ích trí (nguồn ảnh: internet)
Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm - thuốc rất hữu ích cho việc làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Thường được dùng dưới nhiều dạng như: trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn - bài thuốc...
Liên nhục (hạt sen): Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần. Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh viết: “Liên nhục, bổ trung, dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, cửu phục khinh thân nãi lão” (hạt sen bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi thọ). Thường được dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn - bài thuốc như: mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen...
Hạt sen có công dụng dưỡng tâm an thần (nguồn ảnh: internet)
Kỷ tử: Vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng. Dân gian thường dùng kỷ tử để phòng chống chứng kiện vong và tăng cường trí nhớ bằng cách lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn; hoặc lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn; hay kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần.
Ngoài ra, theo dinh dưỡng học cổ truyền, còn nhiều loại thực phẩm khác cũng có công dụng làm tăng trí nhớ như: ngô, bá tử nhân, đại táo, các loại đậu, tổ yến, ngân nhĩ, mộc nhĩ, bách hợp, lạc, khiếm thực, hoàng tinh, hoàng kỳ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm và các loại nấm ăn khác, trứng gà, các loại cá...
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Read More Add your Comment 0 nhận xét