Ý nghĩa khí và khí hoá của y học phương Đông trong dưỡng sinh phòng bệnh



Stress có thể ví như một dây xích gồm một chuỗi những ý niệm tiêu cực, như những móc xích đan xen nhau, liên tục vây kín, phong toả lấy tâm thức con người.  Chỉ cần chặt đứt một mắt xích là có thể vô hiệu hoá được cả dây xích để giải phóng cơ thể khỏi sự ràng buộc của những tâm lý tiêu cực.
Từ đầu thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học phương Tây đã bắt đầu nghiên cứu về bản chất của khí và khí hoá mà y học phương Đông đã từng đề cập.  Hiểu rõ được bản chất và đặc điểm của khí có thể giúp chúng ta điều chỉnh hành vi và sinh hoạt để giữ gìn sức khoẻ và gia tăng chất lượng cuộc sống.

Khí là gì?

Những nhà khí công cổ đại quan niệm rằng trong không gian bao la của vũ trụ luôn tồn tại một dạng năng lượng vi tế, là nguồn gốc của sự sống.  Tuỳ theo mỗi nền văn hoá mà loại năng lượng này được gọi những tên gọi khác nhau như khí, thiên khí hoặc địa khí (Trung Hoa), Prana (Ấn độ) hoặc Ki hay Hado (Nhật).  Những nghiên cứu của khoa học phương Tây cũng cho thấy thế giới chất rắn cụ thể mà chúng ta nhìn thấy được bao quanh và thấm đẫm bởi một loại năng lượng tựa như chất lỏng luôn bức xạ và chuyển động không ngừng.  Hai tiến sĩ John White và Stanley Kripper mô tả trường năng lượng này thấm nhuần và liên kết mọi vật lại với nhau, chúng chuyển động tựa như một chất lỏng chảy từ vật nọ sang vật kia.  Loại năng lượng này chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự đồng nhất của mọi sự vật, thường được gọi là Thiên nhân hợp nhất hay Thiên địa vạn vật đồng nhất thể.  Khí công hay các công phu dưỡng sinh có thể xem như là những phương pháp tập luyện nhằm giúp con người vận dụng và phát huy tính hợp nhất này vào mục đích trị bệnh hoặc tăng cường sức khoẻ.  Trong cơ thể con người, phần khí thường được gọi là chân khí hoặc nội khí.  Nội khí là một dạng vật chất tinh vi lưu hành khắp phủ tạng, kinh lạc, để duy trì hoạt động sống của cơ thể con người.  Nội khí được tạo thành bởi ba thành phần cơ bản.  Khí tiên thiên được hấp thu từ tinh huyết của cha mẹ từ lúc sinh ra.  Khí hậu thiên do Tỳ Vị chuyển hoá từ thức ăn thức uống hàng ngày.  Thành phần còn lại là thiên khí hoặc địa khí do cơ thể hấp thu từ vũ trụ bên ngoài.  Như vậy, trong khi chúng ta không thể thay đổi được khí tiên thiên thì ngược lại có thể cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn uống để bồi dưỡng khí hậu thiên, và thông qua tập luyện dưỡng sinh để tăng cường hấp thu thiên, địa khí cho yêu cầu dưỡng sinh ích thọ.

Tương quan giữa khí hoá và vật chất

Khí hoá là một hiện tượng xuyên suốt trong mọi hoạt động sống của con người.  Giống như nước có thể đông lại thành đá, cũng có thể bay lên thành hơi nước, y học phương Đông quan niệm năng lượng và vật chất, phần khí và phần hình vốn dĩ chỉ là hai dạng khác nhau của cùng một thể.  Tụ lại thành hình, tán ra hoá khí.  Những nghiên cứu vật lý cũng cho thấy vật chất tồn tại có hai hình thức.  Một loại là thực thể do những hạt cơ bản cấu tạo nên.  Loại kia ở trạng thái trường mà cơ quan cảm giác của con người thường không thể nhận biết được.  Hình và trường không tách rời nhau và trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau.  Trong cơ thể con người, do sự chuyển hoá giữa hai yếu tố nên những uất khí ngưng kết lâu ngày có thể tạo thành ung nhọt.  Ngược lại, tác động khí hoá của khí công hoặc ý niệm có thể làm tan chỗ kết tụ, tán sỏi hoặc tiêu u xơ.  Đối với cơ chế sinh bệnh, những rối loạn về cảm xúc hoặc những khắc nghiệt của môi trường có thể tác động đến phần khí làm rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan.  Qua thời gian, nếu sức đề kháng kém hoặc điều kiện sinh hoạt không được cải thiện thì rối loạn khí hoá ban đầu sẽ dẫn đến những tổn thương thực thể và gây ra những bệnh tật nghiêm trọng hơn.  Ngược lại, ở một người có sức khoẻ tốt, có khả năng điều hoà cảm xúc hoặc thường luyện tập dưỡng sinh để nâng cao ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì người này sẽ dễ dàng hoá giải những bất lợi của môi trường để giữ gìn sức khoẻ.

Sự tương tác giữa những trường năng lượng con người

Từ thế kỷ XII, hai nhà thông thái Boirac và Liebeault đã cho rằng trong cơ thể con người tiềm tàng một loại năng lượng có thể gây tương tác từ xa.  Có người chỉ cần sự có mặt của họ cũng có thể gây ảnh hưởng khoẻ mạnh hoặc không đối với người khác.  Đến đầu thế kỷ XIX, Von Reichenbach đã trải qua gần 30 năm để nghiên cứu về loại năng lượng liên quan đến con người.  Các thí nghiệm của ông cho thấy năng lượng con người vừa có tính hạt giống như chất lỏng, vừa có tính sóng giống như ánh sáng.  Nó có tần số ở khoảng giữa vùng màu đỏ và máu tím xanh của dãy quang phổ.  Ông cũng mô tả được tính phân cực của loại năng lượng trong cơ thể người giống như nguyên lý âm dương được đề cập trong y học phương Đông.  Năm 1911, tiến sĩ William Kilner đã mô tả kỹ hơn về diện mạo của loại trường khí xuyên suốt và bao quanh cơ thể con người.  Đó là một màng sương mờ gồm ba lớp.  Lớp trong cùng màu sẩm hơn hai lớp kia, ở sát mặt da, dày khoảng ¼ inch.  Lớp giữa giống như khí hơi nước, dầy khoảng 1 inch.  Lớp ngoài cùng có màu sáng  nhạt hơn, có đường bao quanh không rõ rệt, vượt ra khỏi lớp trong khoảng 6 inch.  Tiến sĩ Victor Inyushin thuộc trường Đại học Kazakh ở Nga đã tiến hành nghiên cứu về trường năng lượng này từ những năm 1950.  Ông cho biết trường này gồm những ion, proton và các electron tự do.  Một phần của đám mây năng lượng này bức xạ ra bên ngoài, chuyển dịch trong không khí và có thể ảnh hưởng đến các sinh thể chung quanh.  Trên thực tế, nền văn hoá cổ phương Đông đã nói đến những vòng hào quang bao quanh cơ thể con người từ hàng ngàn năm về trước.  Ngành khí công cũng đã có truyền thống chữa bệnh không tiếp xúc thông qua tương tác khí hoá từ xa.  Một trong những nguyên tắc chữa bệnh bằng khí công là sự hoà hợp giữa người chữa và người bệnh.  Người chữa sẽ dùng năng lực của tư tưởng để tạo nên sự hợp nhất giữa trường khí năng lượng của mình và trường khí của người bệnh.  Trong quá trình này, trường khí cân bằng và ổn định của người chữa sẽ tác động điều chỉnh trường khí rối loạn và mất cân bằng của người bệnh.  Hiệu quả chữa bệnh và liệu trình dài hay ngắn sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và năng lực khí công của người thầy.  Những thầy thuốc Đông y thực hành châm cứu, bấm huyệt cũng hiểu rằng chân khí sung mãn của thầy thuốc sẽ tác động rất hửu ích cho công tác điều trị bệnh nhân.  Ngược lại, người thầy cũng dễ bị trược khí, tức khí bệnh từ người bệnh truyền sang.  Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ê ẩm hoặc thậm chí đau tức ở đâu đó trong cơ thể sau khi đi viếng đám tang hoặc tiếp xúc lâu với một người, nhất là những người bệnh nặng.  Điều này có thể là do tương tác sinh học giữa các trường khí gây ra.  Đối với người có sức đề kháng tốt, sự khó chịu sẽ tự biến mất sau vài khắc hoặc vài giờ rời khỏi hiện trường.  Một vài trường hợp nặng hơn, dân gian có cách hoá giải bằng  cách “xông hơi giải cảm” để đuổi trược khí ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi.  Quy luật về tương tác sinh học cũng thể hiện trong nhiều mặt khác nhau của cuộc sống.  Một người, nhất là những người có ý chí mạnh, có thể tạo ra những ảnh hưởng tâm lý trên những người chung quanh.  Sự buồn bả, ủ rủ có thể kéo theo sự bi lụy của những người bên cạnh.   Sự tức giận có thể kích động người khác tức giận theo.  Hiệu ứng đám đông không chỉ là hiệu ứng tâm lý mà còn là do tính tương tác và sự cộng hưởng của những trường khí sinh học.  Điều này có thể giải thích tại sao trường khí hiền hoà của một thiền sư có thể nhiếp phục một con hổ dữ hoặc tại sao một số người cảm thấy an tịnh hoặc ngồi thiền, vận khí dễ dàng khi ở bên cạnh người thầy hoặc khi cùng tập với một tập thể.

Tương tác giữa ý niệm, cảm xúc và hoạt động khí hoá

Từ trên 4000 năm trước, y học phương Đông đã biết được những tác động xấu của những cảm xúc thái quá đối với sức khoẻ con người.  Nội kinh ghi “trăm bệnh đều do nơi khí sinh ra”.  Chẳng hạn, giận quá có thể làm khí thăng lên, buồn quá có thể làm khí tiêu đi, suy nghĩ quá có thể làm khí kết lại.  Những cảm xúc thái quá sẽ làm rối loạn khí hoá những tạng phủ có liên quan và qua mối quan hệ sinh khắc có thể làm mất cân bằng của toàn hệ thống và gây bệnh.  Những nghiên cứu về hệ quả  Stress của khoa học ngày nay cũng cho thấy những căng thẳng tâm lý hoặc những cảm xúc nội tâm bị dồn nén lâu ngày sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ giao cảm, làm tăng tiết các nội tiết tố Stress, suy giảm hệ miễn dịch, nên có thể gây ra rất nhiều bệnh tật khác nhau.  Tâm bình khí hoà và những ý niệm tích cực, lạc quan sẽ mang lại sức khoẻ.  Ngược lại, những thán oán, sầu khổ hoặc những tư tưởng bi quan tiêu cực sẽ dẩn đến bệnh tật.
Tiến sĩ Daniel Mroczek và các cộng sự thuộc trường Đại học Indiana, Hoa kỳđã thực hiện một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của những rối loạn cảm xúc lên sức khoẻ và tuổi thọ của con người.  Cuộc thí nghiệm được tiến hành trên 1.600 người tình nguyện.  Với các thử nghiệm tiêu chuẩn, những người nầy đã được theo dỏi, đánh giá tình trạng cảm xúc và diển biến về sức khoẻ trong suốt 18 năm.  Kết quả cho thấy những người hay bị stress, dễ lo sợ, cáu gắt thường có nguy cơ tử vong sớm do bệnh ung thư hoặc tim mạch. Nói đến Stress, nhiều người  thường nghĩ đến những biến cố lớn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con người như thi hỏng, thất nghiệp, bệnh tật hoặc người thân qua đời.  Tuy nhiên không cứ gì những sự cố gây sốc hoặc những tình huống trái lòng nghịch ý, chỉ cần quá bươn chải theo cơn lốc của cuộc sống, nhịp sống quá nhanh hoặc lịch làm việc quá dầy đặc cũng có thể làm cho hệ thần kinh căng thẳng, quá tải và suy nhược.  Để tránh hệ quả này, các chuyên gia tâm lý thường khuyên chúng ta nên sắp xếp công việc hợp lý, phải biết “tri túc thiểu dục” (ít muốn biết đủ), bằng lòng và hoà hợp với cuộc sống.  Tuy nhiên những điều này dường như không dễ làm được trong một xã hội cạnh tranh, nhiều cám dổ và luôn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ như hiện nay.  Do đó, điều quan trọng hơn là  phải biết tự tạo cho mình những giây phút tĩnh thức ngay trong cuộc sống hiện tại, sao cho vẫn sống trong  dòng chảy bất tận của những ý niệm lăng xăng hàng ngày mà vẫn không bị nó đồng hoá hoặc làm ô nhiễm.  Tĩnh thức và  thư giãn không nhất thiết phải cần đến những bài quyền, điệu vũ đẹp mắt, những động tác yoga điêu luyện, cầu kỳ hoặc hàng giờ đồng hồ nhập tĩnh của những vị thiền sư.  Stress có thể ví như một dây xích gồm một chuỗi những ý niệm tiêu cực, như những móc xích đan xen nhau liên tục, vây kín, phong toả  lấy tâm thức con người.  Chỉ cần chặt đứt một mắt xích là có thể vô hiệu hoá được cả dây xích để giải phóng cơ thể khỏi sự ràng buộc của những tâm lý tiêu cực.  Do đó, những giấc ngủ trưa* ngắn khoảng 15 phút, một vài động tác căng giãn tối đa của yoga, một thời thiền ngắn khoảng 10 phút mỗi ngày… đều có thể giúp giải toả căng thẳng tâm lý hoặc ngăn chặn sự liên kết của những cảm xúc tiêu cực.
Để chặt đứt những mắt xích tiêu cực, có thể không phải chờ đến buổi tối hoặc đến cuối tuần, cũng không chiếm dụng bất cứ thời gian hoặc không gian riêng biệt nào, mỗi người có thể tạo nên tập quán tĩnh thức bằng cách thỉnh thoảng chỉ cần hướng sự chú ý của tâm thức vào một vài hơi thở của bản thân.  Hít vào đến bụng dưới, thở ra chậm trong khi từ từ buông lỏng toàn thân, chú trọng buông lỏng phần vai, hai cánh tay.  Chỉ cần một hay vài hơi thở mỗi lần.  Có thể thở ở bất cứ nơi đâu, hầu như ở bất kỳ tư thế nào, ngay cả lúc đang làm việc.  Thở sâu đến bụng dưới có tác dụng sinh khí tại Đan điền và tăng cường nội khí.  Thư giãn cơ bắp sẽ thư giãn được thần kinh.  Chú tâm vào hơi thở sẽ làm gián đoạn những cảm xúc âm tính; thì thở ra dài có thể tăng cường ức chế giao cảm.  Do đó, thỉnh thoảng chú tâm vào một vài hơi thở là một phương pháp đơn giản nhưng đã vận dụng đồng bộ được nhiều cơ chế để điều hoà thần kinh giao cảm, giúp kiểm soát cảm xúc, giải toả stress và phục hồi sinh lực.  Đối với những trường hợp bệnh mãn tính, cách thở này có tác dụng tăng cường chính khí, và thông qua sự tự điểu chỉnh của hệ thần kinh trung ương, hoạt động khí hoá cũng như các hoạt động nội tiết, nội tạng sẽ dần dần được phục hồi để cơ thể vươn lên đẩy lùi bệnh tật.

Ăn uống và sức khoẻ

Bên cạnh việc tập luyện dưỡng sinh, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đên sức khoẻ và điều kiện tinh thần của con người.  Ăn uống là nguồn cung cấp khí hậu thiên cho cơ thể nhưng ăn uống không khéo lại cũng là một nguyên nhân gây bệnh.  Giáo sư Oshawa (1893-1965) là một người Nhật đã có công đề xướng và truyền bá Macrobiotocs, một phương pháp chữa bệnh  dưỡng sinh bằng cách ăn uống ngủ cốc thô và các loại rau, quả, củ không có sự hổ trợ của hoá chất.  Ông cho rằng thức ăn thức uống không chỉ nuôi sống thể xác mà qua sự lựa chọn những loại thực phẩm có năng lượng Âm hoặc Dương thích hợp có thể phát triển tinh thần và cải thiện hành vi, tâm lý của con người.  Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau cũng cho thấy giá trị trị liệu quan trọng của các loại thực dưỡng.  Chẳng hạn ăn nhiều các loại cá, dầu cá có nhiều acid béo omega 3 có thể giúp chữa các chứng trầm cảm và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch như đau ngực, đột quỵ; ăn nhiều các loại ngủ cốc thô và rau quả  có thể cung cấp nhiều sinh tố và vi chất là những chất chống oxy hoá có thể cải thiện tim mạch và tăng cường hệ miển dịch để phòng chống nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Nói chung, sức khoẻ và tuổi thọ là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố.  Yếu tố nầy có thể làm nhẹ đi sự cần thiết của một yếu tố khác nhưng không hẳn  có thể thay thể lẫn nhau.  Thuốc men, vận động thân thể, thư giãn, khí công đều rất hửu ích nhưng không thể xem thường yếu tố ăn uống, nhất là trong điều kiện hiện nay khi phần lớn thực phẩm là thực phẩm công nghiệp.  Thực phẩm công nghiệp không chỉ tiềm tàng nhiều hoá chất độc hại mà còn thiếu chất xơ và nhiều vi chất cần thiết khác chỉ tìm thấy trong rau quả tự nhiên và trong lớp ngoài của ngủ cốc, đậu và các loại hạt có vỏ cứng.


 
* Kết quả của một nghiên cứu do sự phối hợp giữa  trường Đại học Y khoa Hy lạp và Đại học Y Harvard kéo dài 6 năm tại  Hy Lạp trên 23.681 người từ 20 đến 86 tuổi cho thấy: những người ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày,  ít nhất 3 lần mỗi tuần, có tỉ lệ tử vong do bệnh tim thấp hơn 37% so với những đối tượng không ngủ trưa.  Các nhà nghiên cứu Androniki Noska và  Dimitrios Trichopoulos còn cho biết thêm tại các nước có số ca tử vong thấp, thói quen ngủ trưa là khá phổ biến.  Những nhà khoa học này cho rằng ngủ trưa giúp thư giãn, giảm stress do đó  giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.  Mới đây theo tin từ báo Telegraph, ngành dịch vụ công ở Đức đang phát động chương trình khuyến khích công chức nên ngủ trưa. Các giới chức ở Đức tin rằng sau giấc ngủ trưa công chức có khả năng tập trung và làm việc hiệu quả hơn.  Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Kentucky còn đưa ra một giải pháp tích cực.  Mỗi người nên bỏ ra từ 10 đến 15 phút vào buổi trưa để ngồi tĩnh toạ, hoặc quan sát hơi thở hoặc nhẩm một từ nhất định ở thì thở ra.  Điều này sẽ giúp thư giãn thần kinh và cơ, nảo bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn mà không gây buồn ngủ hoặc mệt mỏi như những trường hợp bình thường.

                                                                                                                        Lương y VÕ HÀ


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Thực hư về hạt đậu đen chữa bệnh



Trong mấy năm gần đây có rất nhiều tài liệu phát tán trên mạng hoặc chuyền tay phổ biến phương pháp “nuốt sống 49 hạt đậu đen mỗi sáng” chữa được  nhiều loại bệnh từ táo bón, ung nhọt, đau lưng, mắt mờ, tai điếc đến tim mạch, tiểu đường.  Hư thực ra sao trong việc nầy?

Đậu đen có tên khoa học Vigna cylindrica, thuộc họ cánh bướm Fabaceae.  Trong số các loại đậu làm thực phẩm thông dụng cho con người, đậu đen được các nhà dinh dưỡng đặc biệt quan tâm.  Tuy hàm lượng đạm thấp hơn đậu nành nhưng đậu đen lại có một tỷ lệ cân đối nhiều loại acid amin thiết yếu.  Đậu đen còn dồi dào hơn về một số khoáng chất như calcium, sắt, mangnesium, manganese, đặc biệt là hàm lượng cao chất molypdenum và những sắc tố chống oxy hoá anthocyanins.  Theo Đông y, đậu đen có vị hơi ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng lợi thủy, giải độc, dưỡng âm bổ thận, khu phong hoạt huyết.  Trên thực tế, đậu đen là nguồn cung cấp chất xơ, chất đạm và nhiều vi chất quan trọng có giá trị bổ dưỡng rất cao có thể giúp phòng chống nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên, không cần và không nên nuốt sống hạt đậu đen.
Đậu đen bổ Thận, dưỡng não.  
Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là Hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc,  thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng”  đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận.  Thực ra, điều nầy không phải là không có căn cứ. Trước hết, chất đạm, nhất là arginine trong đậu đen là nguyên liệu sinh ra tinh.  Bảng phân tách thành phần[i] của đậu đen đã cho thấy đậu đen có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cả arginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAs[ii], leucin, valin và isoleucin.  Mỗi 100g đậu đen cung cấp 0,97g valine; 1,26g leucine và 1,11g isoleucine.  BCAAS  là chữ viết tắt của branched chain amino acids là thuật ngữ để chỉ 3 loại acid amin đặc biệt quan trọng  trong nhóm 8 loại acid amin thiết yếu.  BCAAs đôi khi còn được gọi là những stress amino acids, loại đạm thường dùng để phục hồi hoặc sửa chữa những tổn thương từ những stress thể lực của những vận động viên và một số trường hợp bị thương tích nặng hoặc sau phẫu thuật, đặc biệt là cải thiện  khả năng nhận thức ghi nhớ sau những tổn thương ở não do bệnh tật hay do thương tích[iii].  Ngoài ra, khoa học còn cho biết một số trường hợp thiếu chất khoáng  molypdenum[iv], loại khoáng chất vi lượng có nhiều trong đậu đen, có thể dẫn đến bất lực ở nam giới.  Phải chăng một số nhận định thoạt nghe có vẻ như hàm hồ của nền y học cổ đã dần dần được khoa học chứng minh?

 Phòng chống bệnh tim mạch, tiểu đường, làm chậm lão hoá.  

Chế độ ăn nhiều đậu đen là 1 biện pháp tự nhiên giúp phòng chống các loại bệnh thuộc hội chứng chuyển hoá như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường.  Ngoài hợp chất polyphenols như các loại hạt khác, đậu đen còn có những sắc tố anthocyanins.  Do đó, lượng chất chống oxy hoá trong đậu đen cao hơn nhiều so với các loại đậu khác và gấp 10 lần so với quả cam. 
Giống như các loại hạt thô khác, đậu đen có hàm lượng chất xơ cao.  Một chén đậu đen đủ cung cấp hơn phân nửa nhu cầu chất xơ của 1 người trong 1 ngày.   Chất xơ có khả năng  làm chậm và  giảm sự hấp thu mỡ qua màng ruột đồng thời  kết dính một phần muối mật để đào thải ra ngoài qua đó đã góp phần làm hạ độ cholesterol trong máu. Tác dụng tổng hợp của những hợp chất chống oxy hoá và chất xơ có khả năng  làm giảm các loại mỡ xấu LDL và triglycerides.  Những chất chống oxy hóa trong đậu đen còn có tác dụng kháng viêm và ngăn chận sự oxy hóa LDL, loại chất béo có tính ổn định thấp dễ bị oxy hóa và bám vào thành mạch để tạo nên các mãng xơ vữa.  Đậu đen còn có cả một số khoáng chất khác như Ca., Mg. cùng có tác động ổn định hoạt động tim mạch.
Với tỷ lệ 24,2% chất đạm và 53,3% chất bột đường và nhiều chất xơ, đậu đen là loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường.  Ăn nhiều đậu đen giúp ngăn chận hiện tượng tăng vọt đường huyết sau bửa ăn và tiến đến ổn định đường huyết.  Tác dụng giảm độ mỡ và kháng viêm của những hoạt chất khác trong đậu đen cũng góp phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường hoặc làm giảm những hệ quả xấu do căn bệnh nầy gây ra.
Như vậy, từ ý nghĩa phòng chống các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, đậu đen làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Hàm lượng cao chất chống oxy hoá trong loại hạt nầy cũng giúp trung hoà những gốc tự do chống thoái hoá tế bào và hư hại DNA cũng là 1 cơ chế làm chậm lão hoá.

Nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ.

Bên cạnh hàm lượng đạm tốt và dễ tiêu hoá, đậu đen còn có thành phần của sắt và folate, 2 loại vi chất cần thiết cho phụ nữ.  Sắt là loại khoáng chất cần cho sự tạo máu.  Folate tức sinh tố B6 rất cần thiết cho những phụ nữ đang có thai. Thiếu folate có thể dẫn đến sự phát triển bất bình thường của thai nhi.  Tập hợp nhóm sinh tố B và những khoáng chất Ca., Mg. trong hạt đậu thô còn được xem là những vi chất chống stress giúp làm nhẹ những cơn bốc hoả ở những phụ nữ tuổi mãn kinh.
Đậu đen và tác dụng giải độc.   
Sulfites là loại hoá chất  bảo quản thường được dùng trong một số loại thực phẩm công nghiệp. Một số người nhạy cảm với sulfites có thể bị tăng nhịp tim, nhức đầu, giảm sự tập trung.  Molypdenum trong đậu đen là  thành phần của những enzym oxidase có tác dụng khử độc sulfites.  Một chén đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypdenum cần thiết cho cơ thể trong ngày.
 Ngoài ra, thành phần chất xơ cao trong đậu đen, nhất là chất xơ hoà tan trong nước, có vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng lượng phân, tăng nhu động ruột, chống táo bón, kết dính nhiều loại độc tố để thải ra ngoài giúp giảm nguy cơ một số rối loạn ở ruột già kể cả một số loại ung thư.

Nên dùng đậu đen như thế nào?

 Đậu đen khô là loại hạt cứng nên thưòng được ngâm nước cho mềm trước khi nấu.  Nuốt sống nguyên nhiều hạt đậu cùng lúc dễ sinh tâm lý ngán ngại lại có thể nguy hiểm cho một số trường hợp tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, chưa kể đến việc các cháu bé do không quen hoặc do sợ nuốt có thể làm cho hạt đậu lạc vào đường thở  gây ngạt.  Nói chung những cách sử dụng đậu đen truyền thống như nấu chè, độn cơm, làm tương, làm bánh đều tận dụng được những hoạt chất trong đậu miễn là dùng hạt toàn phần, dùng cả vỏ đen bên ngoài.  Ngoài ra, theo những nghiên cứu[v] tại trường Đại học Minnesota, quá trình nẩy mầm làm gia tăng tỷ lệ dinh dưỡng trong tất cả các loại hạt.  Do đó, nếu ngâm đậu vào trong nước thường khoảng 32oC trong khoảng 22 giờ trước khi nấu sẽ tạo ra nhiều chất bổ dưỡng hơn do hạt đậu ở trạng thái đang nẩy mầm.  Như vậy, ngâm đậu trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn nếu ngâm với thời gian vừa đủ để hạt nhú mầm.  
 
 Đậu đen toàn phần với tỷ lệ khá cân đối đạm, đường, nhiều chất xơ và vi chất quan trọng khác có thể xem là loại hạt dễ tìm và có nhiều ưu thế so với nhiều loại hạt khác.  Do đó, rất dễ nhận thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc và rau qủa bao gồm đậu đen sẽ hổ trợ tốt cho việc chữa trị nhiều loại bệnh.  Tuy nhiên, không nên cho rằng  đậu đen chữa được tất cả các loại bệnh hoặc ở tất cả mọi giai đoạn của bệnh.  Việc điều trị các loại bệnh mãn tính đều phải dựa vào những biện pháp tổng hợp bao gồm tâm lý thoải mái, vận động đều đặn và việc tiết giảm những loại thực phẩm chế biến, thuốc lá, rượu mà không thể chỉ dựa vào 1 bài thuốc hay vị thuốc đơn thuần.  

                                                                                                                                   Lương y VÕ HÀ


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Phương pháp tự nhiên loại bỏ vết thâm do mụn để lại?



   Em bị mụn trứng cá và bây giờ để lại vết thâm. Hãy chỉ giúp em cách trị vết thâm hiệu quả.em nghe nói mật ong có thể trị vết thâm? em có bôi nghệ nhưng tình hình cũng không tốt hơn,hãy giúp em với.

Chào bạn! Đúng như bạn đã nói, mật ong rất tốt trong việc làm đẹp cho các bạn gái. Một trong đó là công dụng làm mờ vết thâm do mụn để lại.

Cách làm như sau:

Trộn 1 thìa mật ong, 1 thìa sữa ong chúa, 1 quả trứng gà, 1 lượng vừa đủ bột phấn hoa, nước tinh khiết.

Bôi hỗn hợp này lên mặt, sau 30 phút rửa mặt bằng nước ấm.

Sau đó, bôi hỗn hợp sữa ong chúa và cam dầu lên mặt. Mỗi tuần thực hiện một lần.

Ngoài ra còn có một số phương pháp xoá mờ vết thâm khác để bạn tham khảo:

Sữa tươi

Một trong những cách đặc trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả là dùng sữa tươi để rửa mặt hằng ngày. Axit lactic trong sữa không chỉ giúp làm mờ các vết sẹo mà còn giúp da tươi sáng và mịn màng hơn.

Bạn có thể trộn sữa tươi với bột yến mạch và một vài giọt chanh, đắp lên mặt khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.


Ảnh: minh hoạ

Nước hoa hồng và bột yến mạch:

Trộn lẫn nước ép hoa hồng cùng với bột yến mạch tạo thành hỗn hợp bột nhão và đắp lên vùng da bị sẹo mụn, chờ khoảng 30 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.

Đu đủ:

Hãy lựa trái đu đủ chín, nghiền nhuyễn và ép lấy nước, rồi thoa lên vùng da bị mụn, công dụng cũng thật đáng kể.

Lô hội:

Bóc tách lá lô hội, lấy nhựa thoa đều lên khuôn mặt, đợi tới khi khô thì rửa mặt lại. Ngoài ra bạn cũng thể có thể sử dụng nước ép lá lô hội để uống mỗi ngày.

Vitamin E:

Các chuyên gia cho rằng, vitamin E không chỉ giúp cho làn da láng bóng, căng mịn. Việc dùng viên dầu chứa vitamin E thoa lên vùng da bị vết thâm do mụn trứng cá còn có tác dụng làm mờ chúng rất hữu hiệu. Bôi mỗi ngày 1 - 2 lần, có thể uống kết hợp vitamin E và bổ sung viatamin C.

Nước:

Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nước có tác dụng loại bỏ độc tố trong cơ thể. Rất tốt cho sức khoẻ.

Để công dụng được nhanh hơn, bạn có thể dùng một cục nước đá sạch chườm lên nốt sẹo mụn trong khoảng 15 phút mỗi ngày.

Chúc bạn sớm có một làn da như ý!

Khánh Chi (tổng hợp)


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Chiến lược mới về rèn luyện thân thể “Vài phút bằng một giờ"



Vận động thân thể để cải thiện lưu thông khí huyết, giúp cơ, xương chắc khoẻ và tăng cường sức đề kháng là một yêu cầu quan trọng để phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay, cuộc sống quá bận rộn dễ khiến nhiều người xao nhãng thói quen rèn luỵện thân thể.  Mới đây, một tin vui cho những người bận rộn ít có điều kiện thực hành những bài tập thể dục thông thường đã được  phổ biến trên tạp chí the Journal of Applied Physiology.
 Kết quả một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học trường Đại học Mc Master ở Canada  đã cho biết những đợt vận động với cường độ cao xen kẻ nghỉ ngơi kéo dài chỉ vài phút mỗi lần, 3 lần mỗi tuần cũng có hiệu quả cải thiện sức khoẻ cơ, xương tương đương với những bài tập thể dục thông thường hàng giờ mỗi ngày[i].
Theo nghiên cứu này, 16 sinh viên được phân làm 2 nhóm. Nhóm đầu gồm 8 sinh viên được tổ chức cho thực hành những đợt vận động mạnh với cường độ cao 3 ngày mỗi tuần.   Vận động cách khoảng  kéo dài 30 giây mỗi lần, liên tiếp nhau từ 4 đến 7 lần cho một buổi tập.  Giữa những lần 30 giây là những đợt 4 phút nghỉ ngơi phục hồi.  Nhóm thứ hai gồm 8 sinh viên còn lại thực hành những bài tập với cường độ trung bình kéo dài từ 90 phút đến 120 phút mỗi lần. Tính chung, trong thời gian 2 tuần thí nghiệm, nhóm đầu đã vận động  tất cả 2 giờ rưởi bao gồm cả thời gian 4 phút nghỉ ngơi giữa mỗi lần bứt phá, nhóm hai vận động bình thường với  lượng thời gian tổng cộng 10 giờ rưỡi.
Sau 2 tuần, kết quả khảo sát cho thấy cả 2 nhóm đều đã cải thiện được sức khoẻ cơ bắp. Đặc biệt những sinh viên ở nhóm đầu đã gia tăng sức chịu đựng của cơ thể từ 26 phút lên 51 phút, hàm lượng chất citrate synthase cũng tăng lên.  Citrate synthase là một loại enzym biểu thị khả năng sử dụng oxygen trong cơ thể. Tiến sĩ Martin Gibala, người hướng dẫn cuộc nghiên cứu trên đã cho biết “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những đợt vận động mạnh, rất ngắn, cách khoảng nhau là một chiến lược rèn luyện thân thể hiệu quả.  Nó có thể đòi hỏi cao về tính động và cả cường độ của sự vận động. tuy nhiên là một loại hình phù hợp cho những người bận rộn.” Vận động cường độ cao được đề cập là bất cứ hình thức vận động bằng tay hoặc chân nào với sức mạnh hoặc độ nhanh tối đa phù hợp với sức chịu đựng của mỗi người, chẳng hạn chạy nhanh, tung quyền nhanh, kéo tạ.
Đối với sức khoẻ tim mạch, tiến sĩ Mark Rakobowchuk[ii], chuyên nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp vận động, đã cho rằng những đợt vận động nhanh, mạnh và rất ngắn nầy cũng có hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện chức năng và cấu trúc của mạch máu, tăng cường sự cung cấp máu cho các cơ bắp và cả cơ tim. Tuy nhiên, riêng đối với những người đau thắt ngực không ổn định hoặc cao huyết áp nghiêm trọng nên bắt đầu từ những động tác có cường độ nhẹ và trung bình để nâng dần sức chịu đựng của cơ thể.

                                                                                                             Lương y VÕ HÀ


Read More Add your Comment 0 nhận xét


YOGA CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



Yoga là một khoa học cổ xưa của Ấn Độ có muc đích dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, cảm xúc và trí tuệ, hoà hợp giữa con người và vũ trụ. Bên cạnh những triết lý sâu xa về vũ trụ và nhân sinh Yoga cũng đã xây dựng nên hàng ngàn tư thế tập luyện thân thể. Ngoài những tác động đến những cơ, khớp và nội tạng, mỗi tư thế còn ảnh hưởng đến những tuyến nội tiết hoặc những luân xa nhất định để giúp người tập điều hoà thân và tâm hoặc để chữa bệnh trong những trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tư thế yoga truyền thống có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường và lối sống tĩnh tại ít vận động

Bệnh tiểu đường là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Chứng tiêu khát có liên quan đến việc rối loạn khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là Tỳ Vị. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường type II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, về thực phẩm công nghiệp thì lối sống tỉnh tại, ít vận động nhưng lại nhiều áp lực tâm lý là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Qua nghiên cứu những đối tượng nam, những nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có tập thể dục đều đặn 5 lần mỗi tuần giảm chỉ còn phân nữa so với với nhóm người chỉ tập một lần mỗi tuần. Rèn luyện thân thể, vận động cơ bắp để giúp khí huyết lưu thông là điều kiện cơ bản để giữ gìn sức khoẻ. Riêng đối với bệnh tiểu đường sự vận động còn có ý nghĩa đặc biệt. Đông y cho rằng “Tỳ chủ hậu thiên" và "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục". Việc chuyển hoá thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp với việc khí hoá của Tỳ Vị. Phải năng vận động cơ bắp thì khí hoá của Tỳ Vị mới được bảo đảm và việc chuyển hoá thức ăn bao gồm chuyển hoá đường mới được cải thiện. Do đó một khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường là yêu cầu phải tăng cường vận động. Một số người đã khỏi bệnh, đã rời bỏ thuốc cho biết ngoài việc dinh dưỡng hợp lý họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động cơ thể hàng giờ hơn mỗi ngày và vẫn luôn phải duy trì chế độ nầy. Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy.
Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường
Thế đầu tựa gối
Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.
Thế căng giãn lưng
Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.
Thế rắn hổ mang
Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.

Thế vặn cột sống
Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.
Cơ chế tác dụng của các tư thế
Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị
Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng. Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga.
Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản
Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường.
Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý
Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể.

                                                                                                                       Lương Y Võ Hà


Read More Add your Comment 0 nhận xét


YOGA & SỨC KHOẺ



Theo Phạn ngữ, Yoga có nghĩa là sự kết hợp hoặc hoà hợp . Yoga bao gồm một hệ thống triết lý và những phương thức nhằm dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, tình cảm và trí tuệ, giữa bản thân và môi trường và cuối cùng là giữa "cái tôi" và vũ trụ. Như vậy Yoga hướng đến những vấn đề đạo đức và tâm linh. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay khi con người phải đối mặt với nhiều áp lực và lo toan do cuộc sông công nghiệp mang lại thì Yoga được nhiều người biết đến như một phương pháp thể dục khá hoàn hảo giúp người tập vô hiệu hoá stress. Mặt khác, nếu quan niệm "tuổi già là một quá trình xơ cứng" thì những động tác Yoga có giá trị làm mềm dẽo cơ thể, duy trì sự trẻ trung thon thả và linh hoạt.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỘNG TÁC THỂ DỤC YOGA
Các tư thế Yoga thường được gọi là ASANAS bao gồm nhiều bài tập khác nhau do những vị đạo sư Yoga đã dần dà xây dựng và phát triển nên từ hàng ngàn năm trước. Những tư thế nầy nhằm giúp cho người tập đạt được sức khỏe thực sự về cả tinh thần lẫn thể xác. Từ ASANAS hàm nghĩa là nhưng tư thế thoải mái (easy postures). Sự thoải mái không phải đợi đến một thời gian sau khi tập mà có thể cảm nhận được ngay sau khi thực hành mỗi động tác. Đây là điều khác biệt cơ bản giữa các bài tập Yoga và một số phương pháp thể dục thể thao khác. Nếu các phương pháp thể dục thông thường chú tâm phát triễn cơ bắp và sức mạnh bằng những động tác nhanh, mạnh và liên tục thì ngược lại các hoạt động Yoga được thực hành chậm rãi, mềm dẽo phối hợp với nhịp thở sâu và thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi tư thế. Cách tập nầy không những không tạo áp lực cho tim mà còn có thể cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và sinh lực cho các cơ quan, giúp năng lực được tích luỹ nhiều hơn là tiêu tán. B.K.S. Iyengar, một đạo sư Yoga đã nói về quá trình thực hành một đông tác Yoga như sau “Thực hành một Asana sẽ phát sinh năng lượng, giữ nguyên trong tư thế là tập hợp và phân phối năng lượng trong khi việc thoát ra khỏi tư thế là bảo vệ năng lượng1."
ÍCH LỢI CỦA CÁC TƯ THẾ YOGA
Hình thức dễ nhận thấy ở các động tác Yoga là những tư thế vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn cơ thể. Những động tác nầy nhằm gây sức căng thích hợp trong một thời gian nhất định trên một nhóm cơ, khớp hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những vùng "ngoan cố", những nơi mà sinh hoạt thường ngày không đủ tác động tới như vùng cổ, vùng vai, vùng bụng. Sự căng giãn nầy làm gia tăng lưu lượng máu được chuyển tải đến từng tế bào, từng cơ quan kể cả các mạch máu ngoại biên khiến ta có cảm giác ấm người, cảm giác năng lượng lan toả dễ đưa cơ thể vào tình trạng thư giãn sâu sau đó. Đây cũng là lý do các đạo sư Yoga khuyên người tập nên giữ cơ thể ở tư thế xác chết sau mỗi Asanas để có thể cảm nhận và gặt hái trọn vẹn lợi ích thư giãn sâu sắc của mỗi tư thế.
Những tư thế Yoga cũng được nghiên cứu để gây ra sức ép cần thiết trên những nội tạng và các tuyến nội tiết có tác dụng xoa bóp nội tạng và điều hoà việc xuất tiết các kích thích tố qua đó có thể tăng cường chuyển hoá, kiểm soát những cảm xúc và làm cân bằng tâm lý. Khi được thực hành nhuần nhuyển, các Asanas sẽ làm mạnh cơ bắp, làm giảm các dây chằng bị căng cứng, kích thích tuần hoàn huyết, hoạt hoá các khớp và nhứt là làm cho cột sống được dẽo dai, điều kiện cần thiết để cơ thể giữ được sự trẻ trung linh hoạt. Tính chung có đến hàng ngàn Asanas khác nhau. Có tài liệu nói đến 50 ngàn tư thế. Tuy nhiên không cần thiết phải tập tất cả các tư thế. Tùy theo nhu cầu và điều kiện cơ thể riêng, mỗi người chỉ cần tập môt số động tác nhất định. Một số Asanas không những có tác dụng trên hệ thần kinh, tuyến nội tiết mà còn tác động đến những vị trí dọc theo cột sống được gọi là những Luân Xa (Cakras). Việc hoạt hoá và khai mở những Luân Xa nầy có liên quan đến hoạt động của những dòng năng lượng trong cơ thể và cả việc thu nhận Prana để bổ sung cho những dòng năng lượng nầy. Việc kích hoạt mà không biết cách kiểm soát những dòng năng lượng nầy có thể có ảnh hưởng không tốt cho người tập. Do đó một số Asanas, kể cả một số phép thở trong những bài tập Pranayama cần được sự hướng dẫn của một người thầy có kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn có một số tư thế phổ thông hữu ích cho sức khoẻ có thể mang lại sự hài hoà giữa thân và tâm mà mọi người đều có thể tập luyện được.
MỘT VÀI TƯ THẾ YOGA TRUYỀN THỐNG
THẾ TRÁI NÚI VỚI CÁC NGÓN TAY ĐAN XEN VÀO NHAU (TADASANA URDHAVABADDHA HASTASANA)
Chuẩn Bị Đứng thẳng trên sàn nhà hoặc ván bằng phẳng, hai bàn chân sát nhau, hai bàn tay buông dọc hai bên thân.
Động Tác Bám chặt hai bàn chân trên sàn, thót bụng vào, kéo giãn hai chân và thân người về phía trên. Nâng xương ức và mở rộng lồng ngực. Đưa hai cánh tay thẳng ra phía trước các ngón tay đan nhau. Thở ra trong khi xoay hai bàn tay đan nhau từ trong ra ngoài và duỗi thẳng hai cánh tay về phía trước mặt. Từ từ hít vào trong khi nâng dần hai cánh tay lên phía trên, lên khỏi đầu cho đến khi hai cánh tay thẳng và sóng dọc theo thân mình tức vuông góc với mặt sàn. Duỗi thẳng hai cánh tay, hai khuỷu tay thẳng. Giữ nguyên vị thế nầy khoảng 20 giây. Từ từ thở ra trong khi buông lõng toàn thân và đưa hai cánh tay trở về vị trí ban đầu.
Tác Dụng Tư thế nầy kéo giãn cột sống, chống lại các hiện tượng vẹo cột sống, thoái hoá cột sống và các chứng tê mõi ở vùng vai, cánh tay, cổ tay, khớp gối. Ngoài ra thực hành tư thế nầy ở đầu mỗi buổi tập có thể xem như một tư thế chuẩn bị để làm nóng người và kéo giãn các khớp chuẩn bị cho các tư thế theo sau.

THẾ RẮN HỔ MANG (BHUJANGASANA)
Chuẩn Bị Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp xuống ở khoảng hai vai, các ngón tay hướng lên phía trên.
Động tác Hít vào, sức nặng tựa trên hai bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngửa lên trần nhà, cằm nhô ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc hai khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy từ 10 đến 20 giây, Thở ra trong khi từ từ buông lõng hai cánh tay, thân mình trở lại vị trí ban đầu.
Tác Dụng Tư thế nầy giúp cho xương sống dẽo dai, làm săn chắc cơ bụng, kích thích tiêu hoá, tăng cường sự lưu thông khí huyết ở vùng lưng vùng hông vùng cổ và những vị trí hiểm hóc mà sinh hoạt hàng ngày khó ảnh hưởng đến ở ruột, gan, lách, phổi.
THẾ BÁNH XE (URDHVA DHANARASANA)
Chuẩn Bị Nằm ngữa trên sàn nhà. Co cả hai đầu gối và kéo hai bàn chân lại sát mông. Gấp khuỷu tay lại, đặt hai bàn tay ở hai bên đầu, lòng bàn tay úp xuống, ngón tay hướng xuống phía dưới dọc theo thân mình.
Động Tác Hít vào thật sâu trong khi từ từ nâng thân mình lên, sức nặng tựa trên hai bàn tay và hai bàn chân, giãn thẳng cánh tay và khuỷu tay, ngửa đầu ra phía sau, ưỡn ngực và đẩy cột sống lên cao. Giữ nguyên tư thế nầy vài giây trước khi từ từ thở ra, buông lõng thân người và thở về tư thế ban đầu.
Tác dụng Giúp căng giãn và làm mềm dẽo cột sống. Kích thích các tuyến yên, tuyến tùng và tuyến giáp. Tăng cường sức mạnh các cơ quan vùng xương chậu, vùng bụng và vùng ngực. Gia tăng chức năng hấp thu và tiêu hoá. Tư thế nầy cũng thúc đẩy sự lưu thông khí huyết đến các cơ quan và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên ở động tác nầy vị trí đầu thấp hơn tim nên những người có huyết áp cao hoặc đang bị các chứng nhức đầu không nên tập.
THẾ CĂNG GIÃN LƯNG (PASCHIMOTTANASANA)
Chuẩn Bị Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân đặt sát cạnh nhau.
Động Tác Thở ra trong khi từ từ khom người cuối xuống cho tới khi đầu chạm gối, hai đầu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng hai bàn tay nắm lấy hai cổ chân hoặc đan chéo hai bàn tay ôm lấy hai bàn chân để dễ gập người lại. Giữ yên tư thế nầy từ10 đến 20 giây. Hít vào, nhấc đầu và thân mình lên, từ từ buông lõng hai bàn tay, buông lõng toàn thân, trở về tư thế ban đầu.
Tác Dụng Tư thế nầy kéo giãn cột sống và các cơ vùng lưng, vùng vai và cho phép sinh lực tuôn tràn đến từng bộ phận của cơ thể, giải toả những áp lực lên hệ thống thần kinh dọc theo hai bên tuỷ sống. Tư thế cũng có tác dụng xoa dịu tuyến thượng thận, tăng cường hoạt động của bộ máy sinh dục và bài tiết, thúc đẩy chức năng của gan và cải thiện tiêu hoá. Đặc biệt động tác gập mình về phía trước có công năng giải toả những ứ trệ ở các đốt sống thắt lưng và hoạt hoá Luân xa 3. Các đốt sống thắt lưng là nơi dễ bị vôi hoá nhất. Dưới đốt sống thắt lưng thứ hai là Luân xa 3. Luân xa 3 còn được gọi là Luân xa sức khoẻ vì nó kiểm soát toàn bộ hoạt động của dạ dày, gan, túi mật, tuỵ tạng và cả hệ thần kinh2. Do đó thực hành tốt tư thế nầy có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng bệnh và chữa bệnh.
THẾ VẶN CỘT SỐNG (ARDHA - MATSYENDRASANA)
Chuẩn Bị Ngồi trên sàn hai chân thẳng ra.
Động Tác Gấp chân trái lại, đặt gót chân áp sát vào mông phải. Gấp chân phải lại, đặt bàn chân phải phía ngoài đầu gối trái. Đầu gối phải sát dước nách trái Hít vào trong khi duỗi tay trái ra để nắm được cổ chân phải hoặc các ngón chân phải. Từ từ quay mạnh tay phải về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên phải, bàn tay phải tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy khoảng 10 giây trước khi thở ra và từ từ buông lõng toàn thân để trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.
Tác Dụng Tư thế nầy giúp làm mềm dẽo cột sống, tác dụng tốt đến những dây thần kinh dọc 2 bên cột sống và những bắp thịt ở vùng bụng và vùng thắt lưng.
THẾ XÁC CHẾT (SAVASANA)
Chuẩn Bị Nằm xuống thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Quần áo nới lõng. Hai tay để tự nhiên dọc bên thân hoặc hai bàn tay chồng lên nhau và úp trên bụng. Có thể đắp thêm một lớp chăn mõng trên người nếu cảm thấy lạnh.
Động Tác Trong tư thế nầy một số tài liệu Yoga khuyên hít thở sâu và thực hành buông lõng toàn khắp cơ thể từng bộ phận một theo một thứ tự nhứt định từ đầu xuống chân hoặc từ chân lên đầu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm riêng của tác giả, để đơn giản và dễ thực hành, người tập không nhất thiết phải thở sâu và kiểm soát buông lõng từng bộ phận. Mục đích của tư thế là thư giãn toàn diện. Do đó nếu thở sâu sẽ cần đến sự cố gắng về mặt ý thứcsự căng cơ thực tế ở vùng bụng. Cả hai điều nầy đều không có lợi cho yêu cầu thư giãn. Chỉ cần thở bình thường nhưng lưu ý thở chậm nhẹ và đều ở thì thở ra đủ. Thì thở ra là thì ức chế thần kinh. Sự kéo dài thì thở ra chậm và đều sẽ gây ra hiệu ứng tốt cho mục đích thư giãn. Về thực hành thư giãn cơ bắp, sẽ dễ dàng cho người mới tập nếu chỉ ám thị chung thư giãn toàn thân và chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt hoặc cơ bàn tay, cơ bàn chân là đủ. Mặt, bàn tay hoặc bàn chân là những vùng phản xạ có đủ những điểm phản chiếu ứng với toàn bộ cơ thể nên thư giãn được một vùng thì toàn thân sẽ thư giãn. Mặt khác theo học thuyết Paplov, khi tập trung gây ức chế thần kinh ở một vùng ở một điểm của vỏ não thì sự ức chế sẽ lan toả gây ức chế toàn bộ vỏ não. Tóm lại công thức để thực hành tư thế xác chết sẽ là nằm thoải mái, hít thở điều hoà, thì thở ra chậm và dài. Trong khi thở ra nhẩm ý nghỉ buông lõng toàn thân, đặc biệt quan tâm buông lõng hai bàn tay và hai bàn chân.
Tác Dụng Tư thế xác chết giúp cơ thể giãn mềm cơ bắp và buông bỏ mọi tạp niệm, mọi cảm xúc. Trong điều kiện nầy, nhịp thở sẽ chậm lại, nhịp tim sẽ giảm xuống, thần kinh giao cảm sẽ tự điều hoà và cơ thể sẽ được tiếp thêm Prana để tăng cường sinh lực. Do đó tư thế nầy rất hữu ích cho những người bị rối loạn thần kinh giao cảm, dễ bị căng thẳng cáu gắt, mất ngủ, cao huyết áp…
Trên thực tế đối với người tập Yoga sau khi thực hành những tư thế căng giãn tối đa lúc nằm xuống việc thư giãn sẽ tự đến rất dễ dàng. Thử nghe Cô HT (40 tuổi) là một nhân viên cấp cao trong một công ty đa quốc gia nói về cách thư giãn bằng Yoga của mình như sau :"Do tính chất của công việc, tôi không có điều kiện tập thể dục và sinh hoạt ngoài trời đều đặn. Khi quá căng thẳng và mệt mõi tôi thường thực hành một số tư thế căng giãn tối đa của Yoga như thế căng giãn lưng, thế bánh xe... Sau đó lúc nằm xuống toàn thân ấm lên, năng lượng như đang lan toả khắp người, tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái và lịm dần vào giấc ngủ"
THẾ NGỒI HOA SEN (Padmasana)
Chuẩn bị Quần áo nới lỏng. Ngồi xếp bằng tự nhiên.
Động tác Dùng hai bàn tay nắm lấy bàn chân trái đặt lên đùi phải, gót chân áp sát bụng. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm lấy cổ chân phải và đặt chân phải lên đùi trái, kéo nhẹ gót chân áp sát bụng. Lưng thẳng, buông lỏng phần vai, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay đặt trên hai đầu gối, hai lòng bàn tay ngữa lên trời, đầu ngón tay cái chạm đầu ngón tay trỏ. Hai bàn tay cũng có thể đan xen vào nhau đặt trước bụng dưới, hai đầu ngón tay cái chạm nhau. Giữ yên tư thế. Rút khỏi các giác quan. Yên lặng và bất động. Tập trung tư tưởng vào bên trong, quan sát hơi thở vào và ra hoặc quan sát sự di chuyển của những dòng năng lượng trong cơ thể hoặc sự đến và đi của những cảm xúc, những tư tưởng đang diễn ra…Thời gian không giới hạn. Nếu chỉ nhằm mục đích thể dục thông thường hoặc để giải tỏa stress chỉ cần thực hành khoảng 10 phút mỗi lần.
Tác dụng Tư thế này có thể cải thiện tuần hoàn huyết ở vùng xương chậu, khớp háng, khớp gối và hai chân. Đặc biệt thế hoa sen có tác dụng điều hòa cảm xúc, làm êm dịu thần kinh và giúp dễ tập trung tư tưởng. Do đó đây là thế ngồi thuận tiện nhất cho việc thiền định. “Thiên nhân hợp nhất" hay sự hòa hợp giữa "cái tôi" và cái vô cùng của vũ trụ được đề cập trong triết học phương Đông cũng như trong một số tôn giáo cũng là tình trạng cao nhất của Yoga thường được mô tả khi hành giả đang nhập định ở tư thế hoa sen.
LƯU Ý
Không tập các Asanas trên nệm dày để cột sống dễ thẳng. Không tập trực tiếp trên nền đất để cơ thể khỏi nhiểm hơi ẩm từ đất. Nên tập trên sàn hoặc ván có lót qua một lớp chăn, chiếu hoặc nệm mõng.
Không tâp Yoga trong vòng 2 giờ sau khi ăn để khỏi ảnh hưởng tới sự tiêu hoá. Hơn nữa khi bụng trống cơ thể sẽ dễ thực hành các tư thế hơn. Không tập Yoga trong vòng ½ giờ trước khi ăn để giúp nội tạng và các tuyến nội tiết có thể hấp thu tối đa sinh lực do các bài tập mang lại.
Mỗi tư thế chỉ cần tập một vài lần. Giữa mỗi tư thế nên hít thở sâu và nghỉ ngơi thư giãn để bảo đảm cho cơ thể được thoải mái và năng lực được tích luỹ.
Một tư thế có thể dễ với người nầy nhưng khó đối với người khác. Đối với người lớn tuổi lại càng khó. Tư thế càng khó đối với một người thì khi thực hành được, hiệu quả cải thiện sức khoẻ đối với người đó càng cao. Các động tác cần làm chậm để tránh trẹo gân, sai khớp hoặc những tổn thương khác. Việc tập luyện cần đều đặn, mỗi ngày một hoặc 2 lần. Qua thời gian, cơ, khớp sẽ linh hoạt dần và tư thế sẽ hoàn chỉnh.
Hầu hết các tư thế căng giãn đều ảnh hưởng tới tử cung nên những phụ nữ trong thời kỳ có kinh hoặc trong vòng 6 tháng trước và sau khi sanh không nên tập ngoại trừ tư thế xác chết.
Ngưng thở và giữ nguyên tư thế một thời gian là một đặc điểm của các Asanas. Yêu cầu nầy nhằm gia tăng sự trao đổi chất và phát huy hiệu lực căng giãn để hoá giải xơ cứng. Thời gian nầy dài ngắn phải tuỳ thuộc vào khả năng mỗi cá nhân. Ngưng thở phải không dẫn đến nhức đầu, chóng mặt hoặc tim đập nhanh. Sau mỗi tư thế phải dẫn đến sự thoải mái chớ không phải đau nhức khó chịu. Kinh nghiệm cho thấy trong khi hít vào sâu và dài, đến gần cuối của thì hít vào chỉ cần cố kéo dài thêm một chút. Kéo dài bằng cách dùng ý hơn là cố hít thêm vào. Điều nầy có mục đích kéo dài được hơi thở, vẫn giữ được thanh quản mở, đáp ứng được yêu cầu dài hơi, giữ yên tư thế một thời gian mà không làm đỏ mặt, không gây khó chịu cho tim do thanh quản đóng vì nín thở.
Tập Yoga là thực hành sự hoà hợp. Trước nhất là sự hoà hợp giữa tinh thần và thể xác. Do đó cần tập trung sức chú ý vào từng động tác trong suốt quá trình luyện tập. Được như vậy, tự thân việc thực hành các tư thế cũng chính là hành Thiền.

                                                                                                                                Lương Y VÕ HÀ


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

Our Partners

© 2010 Y Đao Việt Nam All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info