Cách tự chữa bệnh
Các bạn có thể tự chữa các chứng bệnh không phải dùng thuốc. Phương pháp giản dị nhất là thanh lọc để tống hết các độc tố trong cơ thể người ra ngoài.
Theo bác sĩ F.Batmanghelidj tác giả cuốn sách “Your Body’s Many Cries For Water” thì phần lớn các bệnh của chúng ta mắc phải là do thiếu nước trong cơ thể. Ông đã nghiên cứu cách chữa bệnh bằng nước trong suốt 18 năm. Ông đã bị cầm tù gần 3 năm tại Iran sau khi vua Shah bị lật đổ. Trong thời gian ở tù, ông đã chữa trị cho hơn 3.000 bạn tù chỉ dùng mỗi một thứ thuốc là nước uống.
Áp dụng các phương pháp thanh lọc cơ thể của bác sĩ F.Batmanghelidij, Donald Kelly, Richard Schuldze, Hulda Calrk... để có thể tự áp dụng phương pháp thanh lọc các độc tố trong cơ thể như sau:
Hai giai đoạn:
1-Thanh lọc các độc tố trong dạ dày, ruột non, ruột già, bằng nước và muối.
2-Lấy ra đá sạn trong gan (liver) và túi mật (gallbadder) mà không cần phẫu thuật (surgery).
Sửa soạn các vật dụng:
-0,1 gallon (bằng 0,5 lít) nước lọc tinh khiết (distilled vreter) không dùng Tape water.
-Muối biển (sea salt)
-1 Pint (bằng 0,5 lít) Extra Yirgin olive oil
-8 đến 10 quả chanh xanh (lime)
-Lưới hoặc rổ để giữ lại sạn (gallstones) sẽ thải ra khi đi cầu.
-1 que hay đôi đũa để gắp sạn ra.
-1Gallon (bằng 4,5 lít) nước thường để giội phân khi gắp sạn.
Chọn một ngày trong tuần mà bạn định thanh lọc cơ thể (ngày bạn định “sổ”) biết chắc là ngày hôm sau bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Quá trình thực hiện:
1-Buổi sáng ngày đã chọn, ngay lúc thức dậy uống ngay gần một lít nước tinh khiết có pha 1 hoặc 2 thìa nhỏ muối biển. Chỉ trong khoảng 15 hoặc 20 phút sau, cơ thể sẽ tống ra ngoài các chất dơ, do đó dạ dày, ruột non, ruột già được rửa sạch.
2-Sau khi điểm tâm và ăn trưa xong, cần nhịn ăn khoảng 6 tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu uống dầu Olive để mang đá sạn ra ngoài cơ thể (không cần giải phẫu).
3-Khoảng 19h hay 20h uống 2 thìa canh dầu Olive nguyên chất, uống tiếp ngay nước một quả chanh (có thể vắt ra trước).
4-Sau đó nằm sấp nghiêng người về phía bên phải, co đầu gối phải lên gần vai để giúp cho sạn trong túi mật và gan ra dễ dàng. Có thể kê một hay hai gối dưới vai cho dễ chịu.
5-15 phút sau ngồi dậy uống tiếp dầu Olive và chanh như lần đầu.
Tiếp tục uống cách nhau 15 phút mỗi lần uống. Uống tất cả 8 lần. Nếu thấy khó uống hoặc buồn nôn, thì có thể đợi 20 hay 25 phút kèm theo ăn múi bưởi hay uống nước táo... sau đó ngủ thoải mái.
Nhớ dùng ống hút (hút dầu và chanh) cho dễ uống.
Khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng sẽ sổ ra rất nhiều sạn có màu xanh như ngọc thạch vì bị nhuộm trong túi mật. Có cục bằng ngón chân cái là thường. Có người phải đợi tới 9 – 10 giờ sáng mới sổ.
Những cục sạn này khi được phân chất trong phòng thí nghiệm là do chất cholesterol tạo thành 97%, còn lại là hợp chất gồm có muối và calcium, nếu thành phần calcium nhiều thì sạn sẽ cứng (đen như hạt vừng đen).
98% con người đều có sạn trong gan, mật. Có người ra rất nhiều sạn ngay lần đầu nhưng cũng có người mấy lần sau mới ra. Do đó đừng nản nếu lần đầu không có hoặc ít sạn. Nên áp dụng phương pháp này từ 4 đến 6 lần mới lấy hết được sạn trong người. Mỗi lần cách nhau ít nhất là 2 tuần lễ. Sau đó mỗi năm làm 1 hoặc 2 lần để giữ thân thể được tươi trẻ. Thường thì sau lần thứ 3, da mặt đã thay đổi tươi đẹp hơn trước rất nhiều.
Gan là cơ quan lọc các độc tố của cơ thể, mật có nhiệm vụ giúp bộ tiêu hóa hữu hiệu. Nếu túi mật có sạn sẽ làm tắc nghẽn ống dẫn mật, sinh ra bệnh vàng da (bệnh hoàng đản). Gan có sạn sinh chứng đau bụng dữ dội vùng gan (hepatic colic) do sạn di chuyển. Nguyên nhân của bệnh vàng da là do ống mật bị tắc nghẽn vì chứa sạn. Nhiều trường hợp phải giải phẫu cắt luôn cả túi mật, bệnh nhân sau đó bị biến chứng như ăn không tiêu, do gan bị tắc nghẽn, cơ thể luôn chứa chất độc nên sinh ra nhiều bệnh. Sạn là do những chất mỡ (cholesterol) tích tụ trong gan và mật lâu ngày trở nên cứng như đá có màu vàng mỡ gà, xanh lá cây, hoặc đen như mun.
Muối biển chứa tới 80 loại khoáng chất (minerals) khác nhau rất tốt cho cơ thể con người. Muối này mầu hơi xám, thường gọi là muối hột, có bán ở các cửa hàng thực phẩm. Không nên dùng muối mỡ (muối trắng tinh), thứ muối mỡ này chỉ nên dùng để rửa cá thịt.
Mỗi tháng uống nước pha muối biển là phương pháp tuyệt hảo để rửa sạch ruột non, ruột già, phòng ngừa các chứng bệnh ung thư và các bệnh khác ở 3 bộ phận này.
Những điều cần biết về thuốc tiên chữa bách bệnh
Ai đọc bài thuốc này là người có phước rất lớn. Nếu lơ là bỏ qua không áp dụng sẽ mang bệnh tật và mất cơ hội sống khoẻ mạnh thêm được ít nhất 30-50 năm.
Vũ Ngọc Lâm, người tìm ra bài thuốc thần diệu này bị ung thư phổi năm 2000. Sau 3 lần giải phẫu cắt đi một lá phổi tuy không chết nhưng sức khỏe suy kém, nên ra công nghiên cứu cách tự chữa bệnh. Nhờ đọc hơn 8.000 trang trong Website www.curezone.com nên ông đã sưu tầm được bài thuốc tiên chữa bách bệnh do các bác sĩ ở vùng Địa Trung Hải tìm ra khoảng thập niên 1930. Ngay lần đầu áp dụng, hơn 130 viên sạn lớn nhỏ, có viên to bằng trứng cúc đã được lấy ra từ túi mật và gan. Ông phổ biến bài thuốc này cho thân nhân, bạn hữu và đã có hàng trăm người dùng phương pháp này với kết quả thật mĩ mãn. Sau khi thực hiện phương pháp này tình trạng sức khỏe trở nên tuyệt vời, các bệnh như tiểu đường, dị ứng, nhức đầu, đau lưng, mất ngủ... đều tự nhiên biến mất không cần thuốc.
Không giới hạn tuổi tác trong việc áp dụng bài thuốc này. Những người lớn tuổi từ 70 trở lên đều dùng được an toàn. Người đau bao tử uống được thuốc này vì bao tử, ruột non, ruột già đã được bảo vệ bởi những lớp dầu Extra Virgin Olive. Dầu và chanh tạo thành một dung dịch làm trơn, mở rộng những ống dẫn trong gan và túi mật, và đẩy sạn ra ngoài. Chanh cũng tác dụng làm tan những góc cạnh của sạn để thoát ra ngoài dễ dàng.
Tôi là Nguyễn Văn Khuông, 86 tuổi ở 186 phố Vọng, Hà Nội. ĐT: 04-8693995 đã thực hiện đúng lời chỉ dẫn trên vào sáng 18-6-2008 uống 1 lít nước pha muối biển chỉ sau 30 phút là đi ngoài ra đến nước vàng. Đến 19h tối uống dầu olive và chanh mất hai tiếng rồi đi ngủ đến 4h30 sáng 19 đi ngoài 2 lần ra rất nhiều sạn có màu đen như hạt vừng đen rất cứng và hai cục màu xanh, rất nhiều cục to bằng hạt ngô, bé cũng bằng hạt gạo nếp. Từ sau ngày đó thấy thoải mái, khỏe mạnh, ăn ngủ tốt.
Source: http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.asp...&zone=6&ID=914
Chuyển toàn bộ bài viết và nhận xét từ một Blogger lên Blogger khác hay Wordpress
Để thấy được tiện ích này, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Blogger và nhấn Cài đặt (Settings). Ở phần Cơ bản (Basic) bạn sẽ thấy có 3 tùy chọn nằm ngay phía trên của trang Nhập blog, Xuất blog và Xóa blog như bên dưới.
A. Tính năng Xuất Blog (Export Blog)
Đầu tiên mình xin giới thiệu bạn tính năng Xuất Blog sau đó mới đến Nhập Blog để bạn có thể dễ hình dung hơn. Phần này có thể giúp bạn xuất hay tải toàn bộ bài viết hay các nhận xét có trên blog của bạn và file xuất ra sẽ có định dạng (.xml), với file này bạn có thể tải bài viết của blog hiện tại xuống để đưa lên một Blogger mới hay Blog Wordpress. Khi blog bạn xảy ra một sự cố gì đó hay bạn không thích blog hiện tại muốn chuyển sang một nhà mới và muốn giữ lại các bài viết và comments trên blog cũ thì chẳng lẽ phải đăng lại từng bài? Công cụ này sẽ giúp bạn chỉ trong vài phút thì toàn bộ bài viết và các comments trên blog cũ sẽ được tải xuống để chúng có thể xuất hiện ngay trên blog mới của bạn.
Để sử dụng thì bạn hãy nhấn Xuất blog (Export Blog), bạn nhấn tiếp Tải xuống blog (Download blog) như bên dưới.
Sau khi tải xuống bạn sẽ nhận được một file với định dạng (xml), file này sẽ chứa toàn bộ bài viết và comments của bạn.
B. Tính năng Nhập blog (Import blog)
Như giới thiệu ở trên, tiện ích Xuất blog sẽ giúp bạn tải các bài viết và comments trên blog cũ xuống thì đến đây tiện ích Nhập blog sẽ giúp bạn tải toàn bộ bài viết trên blog cũ lên blog mới của bạn. Tính năng Xuất blog bạn thực hiện trên blog cũ thì Nhập blog bạn sẽ thực hiện ở blog mới của bạn. Chỉ vài bước đơn giản thì bài viết và nhận xét trên blog cũ sẽ xuất hiện trên blog mới của bạn. Đối với Blog Wordpress thì bạn vào tài khoản quản lý và đến Manage -> Import -> Blogger để tải file (.xml) lên.
Để sử dụng, bạn nhấn Nhập blog và chọn mục Browse để chọn file mà bạn vừa xuất ở trên và nhập mã xác nhận sau đó nhấn Nhập Blog (Import Blog) để tải lên.
Ở đây còn một tùy chọn "Tự động xuất bản tất cả bài đăng đã nhập" (Automatically publish all imported posts), nếu bạn check vào đây thì toàn bộ bài viết của bạn sẽ được xuất ngay lập tức, ngược lại bạn để trống thì các bài viết sẽ được lưu ở dạng bản nháp (Draft), sau khi nhấn "Nhập blog" nó sẽ tực động tải bài viết lên giúp bạn, sau khi hoàn thành nó sẽ đưa bạn đến phần chỉnh sửa bài viết (Edit Post).
Lưu ý: Khi bạn đã xuất các bài viết ở blog cũ lên blog mới của bạn thì các bài viết ở blog cũ vẫn được giữ nguyên không bị ảnh hưởng gì cả. Nó chỉ mất đi khi bạn xóa bài viết hay Xóa blog đi.
C. Tính năng Xóa Blog (Delete Blog)
Tiện ích này có lẽ quá quen thuộc với các bạn, tiện ích này giúp bạn hủy bỏ toàn bộ blog hiện tại khi bạn không muốn giữ nó. Bạn chỉ việc nhấn Xóa blog và sau đó nhấn tiếp Xóa blog này (Delete this blog).
Như vậy là xong mọi việc từ việc Xuất blog đến Nhập blog và Xóa blog mình đã giới thiệu đến các bạn, mong nó sẽ giúp ích cho bạn.
Địa chỉ bài viết: http://www.traidatmui.com/2011/04/chuyen-toan-bo-bai-viet-va-nhan-xet-tu.html#ixzz1QinzNM4p
Nguồn: TRAIDATMUI.com
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Tẩy sỏi trong gan và mật bằng phương pháp tự nhiên
Chú ý: Không được dùng phương pháp này khi đang bị cảm, cúm hay trong người không được khỏe.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Món ăn, bài thuốc phòng trị mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân mất ngủ, cách phòng và trị cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Theo y học cổ truyền, “sự ngủ lấy gốc ở âm huyết mọi nguyên nhân dẫn đến chân âm huyết hao tổn, âm tính không đủ để nuôi dưỡng lên tâm não đều có thể gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ”.
Chè long nhãn hạt sen |
Nếu cảm nóng bứt rứt mất ngủ do âm huyết hư. Nên ăn vị có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, an thần. Tốt nhất nên ăn như: bài trai đồng nấu canh lá dâu hạt sen, hoa lý xào với thịt bò, gỏi ngó sen với thịt vịt, củ sen hầm xương heo, cháo lươn đậu xanh, chè đậu đen táo đỏ, rau diếp sốt cà chua. Hoặc có thể sử dụng các món canh, cháo súp chế biến từ hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, mè đen. Nếu nóng quá khó ngủ nên uống nước: tâm sen 12g, lạc tiên 20g sắc nước uống; hoặc nước uống nhân trần 12g, thảo quyết minh 12g, cam thảo 6g nấu uống như trà.
Nếu người cao tuổi tiểu đêm nhiều mất ngủ nên ăn dùng thêm đậu đen xanh lòng nấu chè ăn hoặc sao vàng nấu nước uống mỗi lần 30 - 40g, hoặc dùng bài gà ác tiềm với bài thận khí hoàn gia vị gồm có thục địa, hoài sơn, đơn bì, sơn thù, phục linh, trạch tả, gừng nướng mỗi vị 12 - 14g.
Trên đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng phòng trị mất ngủ hiệu quả, dễ chế biến và sử dụng hầu như không có tác dụng phụ.
Khi bị mất ngủ, cần lưu ý nên kiêng dùng các thứ có chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, trà đậm và hạn chế thức ăn khô, cay, nóng quá và nếu bụng đầy khó ngủ không nên ăn no trước khi đi ngủ.
Việt Báo (Theo SK&ĐS)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Món ăn - bài thuốc từ rau càng cua
Rau càng cua là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, ăn sống hơi chua giòn ngon, rất có giá trị về dinh dưỡng. Theo Đông y, rau có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện.
Rau càng cua
Đặc điểm của rau càng cua
Càng cua tên khoa họcPeperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, mương rạch, vách tường khắp nơi ở nước ta, cao khoảng 20 - 40cm. Càng cua thường được người dân hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể… Đây là rau chứa nhiều chất phosphor, canxi là chất có vai trò quan trọng giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp, và loãng xương. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất thích hợp cho người thừa cân nóng nhiệt.
Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận hư âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, và chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.
Một số món ăn bài thuốc dùng rau càng cua
- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.
- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.
- Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.
- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.
- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.
- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.
Có người còn cho rằng, ăn rau càng cua làm người mát, bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.
Rau càng cua là rau ngon giòn, bổ mát, lạ miệng, là nguồn bổ sung nhiều vitamin vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Việt Báo (Theo SK&ĐS)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Món ăn - bài thuốc bổ tim
Người loạn nhịp tim dạng tâm thận dương hư thường cảm thấy run sợ, lo lắng, bực bội, ít ngủ... Một số món ăn dưới đây tốt cho người loạn nhịp tim.
Mực xào nấm đông cô tốt cho tim (nguồn ảnh: internet)
Người loạn nhịp tim dạng tâm thận dương hư thường cảm thấy run sợ, lo lắng, bực bội, ít ngủ, cổ họng và lưỡi khô, trong người nóng bức, ra mồ hôi trộm… Theo Đông y, một số món ăn dưới đây bổ tim, tốt cho người loạn nhịp tim.
Nhân sâm nấu gà: Nhân sâm 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 19g, thịt gà 150g, xì dầu 10g, muối 5g, gừng 5g, hành 10g, cà rốt 100g, nấm đông cô 50g, dầu ăn 50g, canh gà 500ml.
Nhân sâm ngâm nở; Mạch đông bỏ tim; Ngũ vị tử rửa sạch, hành cắt khúc, gừng cắt miếng, cà rốt cắt miếng vuông khoảng 4cm, nấm ngâm nở, rửa sạch, thịt gà cắt miếng.
Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ hành, gừng vào phi cho thơm, rồi bỏ gà vào, bỏ nấm, cà rốt, ngũ vị tử, mạch đông, nhân sâm vào, xào cho đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ hầm cho đến khi chín. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 - 5 ngày.
Mực xào nấm đông cô: Thiên đông 12g, mạch đông 12g, mực 100g, cần tây 100g, nấm đông cô 50g, rượu 10g, xì dầu 10g, muối 5g, hành 10g, gừng 5g, canh gà 300ml, dầu 50g.
Thiên môn đông rửa sạch, cắt miếng, mạch đông bỏ tim; Mực rửa sạch, cắt dài khoảng 4cm, ngang 2cm; Cần tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 4cm; Nấm cắt 2cm; Hành cắt khúc; gừng cắt lát. Mạch đông, thiên đông bỏ vào nồi nhỏ, đổ vào 100ml canh gà, chưng cho chín.
Để cháo lên lửa lớn, đợi chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi bỏ mực vào xào sơ, sau đó bỏ nấm, cần tây, thiên đông, mạch đông, xì dầu, muối, canh gà và xào cho chín thì dùng được. Ngày một lần, dùng trong bữa chính, mỗi lần ăn 50g mực.
Nhân sâm nấu gà (nguồn ảnh: internet)
Ngọc trúc rửa sạch, cắt khúc; mạch đông bỏ tim; Thiên đông cắt miếng, táo bỏ hột; Tim heo luộc sơ trong nước sôi, vớt ra cắt miếng; gừng đập dập, hành cắt khúc.
Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ hành, gừng vào phi cho thơm, rồi đổ canh gà vào, canh gà sôi bỏ ngọc trúc, mạch đông, thiên đông, táo, rượu, muối và tim heo vào, vặn lửa nhỏ nấu thêm 20 phút. Ngày 1 lần, mỗi lần ăn 1/2 tim heo.
Dương sâm mạch đông: Sâm tây dương 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 9g, đường 6g.
Sâm ngâm nở, cắt lát mỏng, mạch đông bỏ tim; Ngũ vị tử rửa sạch. Bỏ tất cả vào nồi, đổ vào 200ml nước.
Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ nấu thêm 15 phút thì dùng được. Uống thay nước.
Song nhĩ xào mực: Ngân nhĩ 15g, nấm mèo 20g, mực tươi 200g, rượu 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, cần tây 50g, dầu ăn 50g.
Ngân nhĩ, nấm mèo ngâm cho nở, xé miếng; Mực rửa sạch, cắt miếng dài 4cm, ngang 3cm, cần tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 4cm; Hành cắt khúc; Gừng cắt lát.
Để chảo lên lửa lớn, đợi chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi bỏ mực vào xào sơ, sau cùng bỏ tất cả vào, xào cho chín thì dùng được. Ngày 1 lần, dùng trong bữa chính.
Việt Báo (Theo Bee)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Cà tím trị tăng huyết áp
Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó.
Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.
Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, nó được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó.
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.
Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa , lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:
Cà tím xào mã đề: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.
Canh gà, cà tím: Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.
Giảm huyết áp bằng các món chay: Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om - cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm 2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Giúp bỏ thuốc lá: Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.
Phòng chữa xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu: Ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung. Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn.
Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống.
Phòng chống ban tía ở người già: Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.
Viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm nhiệt.
Viêm gan vàng da: Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.
Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng: Chế kem cà tím: Muối trộn cà tím với tỷ lệ 5 cà - 1 muối ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật).
Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng, lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh này còn có thể chỉ dùng cuống của quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.
Bí đái: Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.
Táo bón: Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 - 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Kiêng kỵ: Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt.
Viet Bao (Theo_SK&DS)
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Món ăn - bài thuốc cải thiện trí não
Có thể cải thiện trí nhớ đáng kể nhờ chế độ ăn uống. Điều này thực sự cần thiết cho những người trẻ hay quên.
Có một khả năng ghi nhớ tốt là ước vọng của mọi người, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc. Nhưng, điều đó không phải bao giờ cũng có được vì nhiều lý do khác nhau tùy thuộc vào thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục... trong đó không thể không kể đến chế độ ăn uống.
Não lợn: Theo thuyết “dĩ tạng bổ tạng” (lấy tạng bổ tạng) của Y học cổ truyền, não lợn vị ngọt, tính bình, có công dụng ích thận bổ não, bổ cốt tủy, được dùng để chữa các chứng tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), kiện vong (hay quên), huyễn vựng (chóng mặt hoa mắt)... Thường dùng dưới dạng hấp cách thủy ăn đơn thuần hoặc phối hợp với kỷ tử và hoài sơn.
Não lợn có công dụng ích thận bổ não (nguồn ảnh: internet)
Trứng chim bồ câu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm, thường được dùng làm thức ăn cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi... do tâm thận hư yếu.
Cổ nhân có câu: “Tâm tri tương lai, thận tàng dĩ vãng”, vậy nên bồi bổ 2 tạng tâm và thận có tác dụng trực tiếp đến việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Dân gian thường dùng trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi ngày 2 lần để chữa chứng hay quên.
Trứng chim cút: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ ích khí huyết, kiện não ích trí. Với giá trị dinh dưỡng rất cao vượt xa so với các loại trứng gia cầm khác, đặc biệt có chứa nhiều leucithin, trứng chim cút là một trong những loại thực phẩm rất hữu ích cho não bộ. Thường được dùng dưới dạng luộc ăn mỗi ngày vài quả, kho thịt, nấu canh bóng hoặc làm nhân bánh bao.
Trứng chim cút có giá trị dinh dưỡng hơn hẳn các loại trứng gia cầm khác (nguồn ảnh: internet)
Dược thư cổ Thực vật bản thảo đã viết: “Phong mật, cửu phục cường chí khí, khinh thân, bất cơ bất lão, diên niên thần tiên” (Uống mật ong lâu ngày sẽ làm mạnh mẽ thần trí, thân thể nhẹ nhàng, không đói không già, sống lâu như thần tiên). Có nhiều cách dùng, nhưng đơn giản nhất là đều đặn mỗi tối uống 2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ.
Mật ong rất giàu dinh dưỡng, làm mạnh mẽ thần trí (nguồn ảnh: internet)
Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo hết sức phong phú, trong đó có tác dụng trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Có thể dùng dưới dạng thô hoặc dạng đã bào chế như: viên nang, thuốc nước, thuốc bột...
Khi dùng dưới dạng thô, người ta thường chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn - bài thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc...
Hồ đào nhân: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận cố tinh, ôn phế chỉ khái, ích khí dưỡng huyết, bổ não ích trí, nhuận tràng thông tiện.
Hồ đào nhân có giá trị dinh dưỡng rất cao, cứ mỗi 100g có chứa 58-74g chất béo, chủ yếu là các acid béo không no, 18g chất đạm, 10g chất vô cơ, nhiều loại vitamin như: B1, B2, C, E... và các nguyên tố vi lượng như: Ca, P, Fe, Zn, Mg... một lượng lớn photpholipid và lysine rất cần cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Bởi vậy, hồ đào nhân là một trong những thực phẩm - vị thuốc rất có lợi cho việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Cách dùng đơn giản là kiên trì ăn hàng ngày 1-2 trái hồ đào nhân hoặc dùng 30g hồ đào nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ.
Long nhãn có khả năng bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ (nguồn ảnh: internet)
Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Long nhãn khai vị ích tỳ, bổ hư trường trí” (long nhãn kiện tỳ vị, bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần). Nghiên cứu hiện đại cho thấy, long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng kiện vong, dân gian thường dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml.
Nấm linh chi: Vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí, được mệnh danh là “tiên thảo” (cỏ tiên). Nghiên cứu lâm sàng hiện đại cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh nhân tâm căn suy nhược (suy nhược thần kinh), thất miên (mất ngủ), kiện vong (hay quên)... do tâm tỳ hư nhược.
Thường được dùng dưới dạng linh chi thô 3-6g, hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào chế như: viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Nấm linh chi có công dụng kiện não ích trí (nguồn ảnh: internet)
Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm - thuốc rất hữu ích cho việc làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Thường được dùng dưới nhiều dạng như: trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn - bài thuốc...
Liên nhục (hạt sen): Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần. Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh viết: “Liên nhục, bổ trung, dưỡng thần, ích khí lực, trừ bách bệnh, cửu phục khinh thân nãi lão” (hạt sen bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi thọ). Thường được dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn - bài thuốc như: mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen...
Hạt sen có công dụng dưỡng tâm an thần (nguồn ảnh: internet)
Kỷ tử: Vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng. Dân gian thường dùng kỷ tử để phòng chống chứng kiện vong và tăng cường trí nhớ bằng cách lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn; hoặc lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn; hay kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần.
Ngoài ra, theo dinh dưỡng học cổ truyền, còn nhiều loại thực phẩm khác cũng có công dụng làm tăng trí nhớ như: ngô, bá tử nhân, đại táo, các loại đậu, tổ yến, ngân nhĩ, mộc nhĩ, bách hợp, lạc, khiếm thực, hoàng tinh, hoàng kỳ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm và các loại nấm ăn khác, trứng gà, các loại cá...
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Read More Add your Comment 0 nhận xét
4 món ngon từ hoa thiên lý
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Giảm mệt mỏi với cà tím nhồi thịt
Món cà tím rất bỗ dưỡng, tốt cho sức khỏe và đặc biệt nó làm tăng sinh lực, phù hợp cho người mệt mỏi căng thẳng do công việc.
Nguyên liệu:
Cà tím: 220 gr
Thịt heo 225 gr
Gia vị:
1/4 muỗng đường
1 muỗng muối
1 muỗng rượu
1 muỗng nước tương
2 muỗng bột lọc
Dầu vừng, tiêu sọ
Hành, gừng, tỏi băm nhuyễn
Cách làm:
Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, khoét bỏ bớt ruột cà
Phần ruột lấy ra băm nhuyễn chung với thịt heo, nêm gia vị vào trộn đều sau đó nhồi lại vào trái cà. Xếp cà đã nhồi thịt vào một cái khay
Chuẩn bị nồi hấp. Chờ nước sôi cho khay cà nhồi thịt vào hấp
Hấp lửa to chừng 15 phút là được
Phần nước cốt do hấp tiết ra, thêm chút bột cho sánh rồi rưới lên cà.
Nhỏ vài giọt dầu vừng cho thơm rồi rắc hành thái khúc, rau thơm và các loại gừng, tỏi băm.
Công dụng:
Cà tím có hình tròn, dài hoặc hình bầu dục; khi nấu chung với thịt sẽ càng thơm ngon.
Cà chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: Vitamin B, E, P... có thể làm tăng tính đàn hồi của huyết quản, phòng tránh vỡ mao mạch, còn có thể làm vết thương mau lành, phòng bệnh hư máu và giảm thấp nồng độ cholesterol
Lời khuyên:
Người bị mịn nhọt sưng trên da không nên ăn nhiều món này.
Người bị bệnh ruột già hoạt động quá mạnh cũng không nên ăn nhiều cà tím nhồi thịt nếu không sẽ làm tăng tốc độ bài tiết.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Thực phẩm bổ dưỡng: Sữa ong chúa
Tôi nghe nói sữa ong chúa tốt cho người già. Xin hỏi công dụng và cách dùng loại thực phẩm này?
Tiếng Anh của sữa ong chúa là “royal jelly”. Đây là một chất lỏng như sữa do những hạch đặc biệt ở họng của ong thợ sản xuất chứ không phải do ong chúa làm ra. Ong thợ hoà lẫn phấn hoa với mật ong và vài loại enzyme để có sữa. Thành ra có lẽ phải gọi là sữa nuôi ong chúa mới chính xác.
Sữa ong chúa có khoảng 60% nước, các chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất béo cộng thêm các vitamin nhóm B, niacin, folic acid, một số enzyme.
Cho tới nay, khoa học vẫn chưa tìm ra một chất dinh dưỡng quan trọng nào trong sản phẩm này mà thực phẩm thường dùng đã có. Theo nhiều nghiên cứu, dù sữa có đủ các loại enzyme đặc biệt, chúng cũng không giúp ích gì cho sức khoẻ vì chúng bị biến đổi trong việc tiêu hoá chứ không trực tiếp hấp thụ nguyên trạng vào các cơ quan.
Nhiều người dùng sữa ong chúa trong các bệnh như cao cholesterol, hen suyễn, khó ngủ, loét bao tử, viêm gan, tuyến tuỵ, tăng cường miễn dịch, hói tóc. Một vài nghiên cứu gợi ý rằng sữa ong chúa có thể làm hạ cholesterol, chống viêm, có tác dụng như chất kháng sinh, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa sự thành hình u bướu, xơ cứng lòng động mạch. Tuy nhiên còn cần có nhiều nghiên cứu khoa học nữa để xác định tác dụng trị bệnh của sữa ong chúa với các bệnh kể trên.
Năm 1992, uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) chịu trách nhiệm về thực phẩm, có cảnh cáo công ty CC Pollen khi công ty này quảng cáo rằng chỉ có honeybee pollen là có đủ tất cả các loại enzyme với tỷ lệ hoàn toàn cân bằng. Quảng cáo này không được dẫn chứng khoa học hỗ trợ và công ty đã phải bỏ lời quảng cáo có tính cách phóng đại này.
Điều cần lưu ý là mật ong hoặc sữa ong chúa có thể gây ra dị ứng như nổi ngứa trên da, hen khó thở, viêm xuất huyết dạ dày hoặc phản ứng sốc trầm trọng (phản vệ), đôi khi tử vong. Lý do là ong lấy phấn từ nhiều loại hoa khác nhau và nhiều người có thể đã bị dị ứng với phấn hoa này. Do đó không nên dùng khi bị bệnh hen suyễn để tránh bệnh trầm trọng hơn.
Chưa có chứng minh an toàn của sữa ong chúa với phụ nữ có thai, cho con bú sữa mẹ. Do đó, các nhà chuyên môn y khoa đề nghị là các vị này không nên dùng sữa ong chúa, để bảo đảm an toàn cho thai nhi. Họ cũng khuyên là không nên dùng sữa ong chúa quá lâu để tránh các rủi ro dị ứng. Có báo cáo cho hay là người đang dùng thuốc chống đông máu Coumadin, nên cẩn thận vì sữa có thể tăng tác dụng của Coumadin, khiến cho rủi ro bầm da, xuất huyết xảy ra nhiều hơn.
Trên thị trường, sữa được bán như một thực phẩm phụ (food supplement) dưới hình thức hơi đặc tự nhiên, cần cất giữ trong tủ lạnh, dạng khô trong viên thuốc hoặc trong các mỹ phẩm thoa da. Vì không phải là dược phẩm, nên sữa không đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan thực dược phẩm công quyền.
Về liều lượng, nên theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Và cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các chất thiên nhiên, trong đó có sữa ong chúa.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Trái gấc: Loại quả đến từ "thiên đường"
Bác sỹ Nguyễn Công Suất - người đã mạnh dạn biến gấc thành thuốc |
Dầu gấc đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và an toàn cho cả gia đình bạn |
Read More Add your Comment 0 nhận xét
4 loại bệnh nên tránh sữa đậu nành
Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.Sữa đậu nành không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp phòng chống được rất nhiều căn bệnh như béo phì, tiểu đường, đặc biệt là giúp chị em phụ nữ phòng chống các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
4 tác dụng phòng bệnh của sữa đậu nành
Sữa đậu nành không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp phòng chống được rất nhiều căn bệnh như cao huyết áp và tiểu đường.
1. Tăng cường sức khỏe
Một trăm gam sữa đậu nành có chứa 4,5g Protein, 1,8g chất béo, 1,5g Carbohydrate, 2,5g Sắt, 2,5g Canxi, 2,5g Vitamin.
Với lượng chất dinh dưỡng như vậy chắc chắn sức khỏe chúng ta sẽ được tăng cường.
2. Phòng chống tiểu đường
Sữa có chứa lượng lớn cellulose thực phẩm, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ đường vì vậy nó có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Những người mắc tiểu đường nên thường xuyên sử dụng sữa đậu nành.
3. Chống huyết áp cao
Hợp chất muối Natri có trong sữa đậu nành như Stigasterol, Kali, Magiê có tác dụng hiệu quả trong việc điều chính huyết áp. Sodium chính là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Nếu chúng ta có thể điều chỉnh Sodium một cách thích hợp, huyết áp cũng sẽ được điều chỉnh ổn định.
4. Phòng chống bệnh tim mạch vành
Đậu nành có chứa Steroid, Kali, Magiê, Canxi có thể tăng cường sự phấn khích của các mạch máu, cải thiện dinh dưỡng cho tim giảm lượng Cholesterol.
Nếu mỗi ngày bạn có thể uống một cốc sữa, tỷ lệ tái phát của bệnh tim mạch vành sẽ giảm 50%.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Người đau dạ dày cấm kỵ ăn dưa chuột khi đói
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên ăn nhiều dưa chuột, cũng không nên tùy tiện kết hợp với một số thực phẩm:
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Dưa chuột + cần tây hay dưa chuột + ớt: Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột.
Dưa chuột + các loại nấm: Có tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Chọn thực phẩm ăn đêm
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Những lợi ích “kỳ diệu” của cà chua
1. Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận da
Do giàu rutin, beta-carotene, vitamin B và C; đặc biệt hàm lượng vitamin P nhiều nhất trong các loại rau củ… có tác dụng nhuận da, bảo vệ huyết quản, giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hoá.
2. Bảo vệ tim mạch
Chất lycopene trong cà chua hàm chứa các vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, có khả năng làm giảm tác hại của các bệnh tim mạch.
3. Phòng ung thư
Chất lycopene còn có khả năng oxy hoá đặc biệt, có thể tiêu trừ các phân tử tự do, bảo vệ tế bào, ngăn chặn quá trình biến đổi của các bệnh ung thư. Cà chua không chỉ có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư tiền liệt tuyến, mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư tuyến tuỵ, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…
4. Chống lão hóa
Vitamin C trong cà chua có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hoá, làm mát máu, điều hoà gan, thanh nhiệt giải độc, giảm huyết áp. Do đó cà chua là thực phẩm hỗ trợ trị liệu rất tốt cho những người bị huyết áp cao, hay bệnh thận. Ăn nhiều cà chua có tác dụng chống lão hoá, giúp làn da trắng tự nhiên.
5. Tốt cho người viêm thận
Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu, và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Những thực phẩm không nên ăn cùng nhau
Bạn không nên vừa ăn món có trứng vừa uống sữa đậu nành. Vì như thế, bạn chẳng nhận được chút bổ dưỡng nào.
Nguyên nhân là do sữa đậu nành có thể làm giảm hoạt động của protease. Một chất giúp cơ thể chúng ta đồng hóa protein. Và tất nhiên trứng rất giàu protein. Nếu vừa ăn trứng vừa uống sữa đậu nành, bạn không thể hấp thụ thêm protein từ trứng nữa.
2. Quả hồng và khoai lang
Khi ăn khoai lang, chúng sẽ tạo ra axit hydrochloric trong dạ dày của bạn. Axit này có thể biến quả hồng bạn ăn vào dạ dày thành một chất kết tủa trong cơ thể.
Chất kết tủa này có xu hướng như những hòn sỏi không thể tan. Nguy hiểm hơn là bạn không tiếu hóa cũng như thải ra ngoài được.
3. Sữa và socola
Có thể điều này khó tin vì bạn thích ăn socola chung với sữa. Nhưng bạn không nên làm thế.
Thực tế, trong khi sữa giàu protein và canxi thì socola lại chứa nhiều axit oxalic. Khi ăn chung với nhau, canxi từ sữa và axit oxalic có thể kết hợp và tạo thành canxi olate không hòa tan. Nó không chỉ khiến khó tiêu hóa mà còn gây tiêu chảy.
4. Hải sản và một số trái cây
Nếu bạn ăn nho, lựu hoặc hồng trong bữa tiệc hải sản thì có thể bạn sẽ bị buồn nôn, bụng phình to và đau. Triệu chứng tiếp theo là tiêu chảy đấy.
Nguyên nhân là do các loại trái cây này có chứa chất tanin. Khi kết hợp với protein trong hải sản có thể tạo ra chất không hòa tan và khó tiêu.
Vì thế, nếu muốn ăn các loại quả này thì hãy ăn sau 4 giờ khi đã dùng hải sản.
5. Một số kết hợp cần tránh khác
- Sữa và bông cải xanh, đậu tương, rau bina: hóa chất trong các rau này ảnh hưởng đến sự đồng hóa canxi trong sữa.
- Trứng và thịt thỏ: ăn kết hợp 2 loại này sẽ thúc đẩy một số phản ứng trong dạ dày khiến bạn tiêu chảy.
- Dưa chuột và cà chua: 2 loại thực phẩm này rất nhiều người thường ăn chung nhưng thật ra không nên ăn dưa chuột cùng các món có nhiều vitamin C vì dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Nếu ăn chung 2 thực phẩm này, bạn sẽ chẳng nhân được chút vitamin C nào cả.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Cháo, canh thuốc dùng khi bị cảm
Cháo hành củ: hành 20 củ, gạo lức 60g. Tất cả vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành vào. Chia nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 bát. Tác dụng: làm ra mồ hôi, giảm sốt, ho. Trị cảm phong hàn, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau bụng đi ngoài.
Cháo hành, gừng: gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g. Tất cả rửa sạch, đổ nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho gừng, hành rồi đun tiếp một lúc nữa, cho đường vào là được. Ăn nóng ngày 1 bát. Công dụng: làm ra mồ hôi, giải ho cảm lạnh sổ mũi.
Cháo lá tía tô: lá tía tô 12g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã vo sạch vào, thêm 500ml nước nữa nấu thành cháo đặc. Công dụng: chữa ho, cảm phong hàn, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần sáng và tối.
Cháo gừng, đường mạnh nha: gừng tươi 25g, đường mạch nha 150g. Gừng cạo vỏ rửa sạch thái nhỏ để sẵn. Gạo đãi sạch cho vào nồi với gừng tươi, đổ vào 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cháo chín cho đường vào. Ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát, ăn nóng. Công hiệu: giải cảm, tán hàn, trừ ho.
Cháo bách hợp, chuối: bách hợp 12g, chuối 2 quả, đường phèn vừa đủ. Nghiền bách hợp thành bột, chuối bóc vỏ thái thành miếng. Đổ chung các thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm nhỏ lửa cho đến lúc cháo chín đặc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát, ăn liền 7 ngày.
Cháo bối mẫu, đường phèn: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 50g. Giã nhỏ bối mẫu, gạo vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, nấu thành cháo, múc cháo vào bát to, cho đường phèn và bột bối mẫu vào, đảo đều là ăn được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, ăn lúc nóng. Bệnh khỏi vẫn ăn tiếp 3 ngày nữa. Công dụng: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị trẻ em ho khò khè.
Cháo táo đỏ, bí ngô: bí ngô 1 quả, táo đỏ 500g, đường đỏ 200g. Bí ngô, táo rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với đường đỏ, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát. Tác dụng: thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng. Trị trẻ ho lâu ngày.
Cháo nhị bì, cam thảo:
tang bạch bì (vỏ rễ dâu) 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lức 50g. Tất cả vị thuốc rửa sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát con. Ăn liền 4 -5 ngày. Tác dụng: thanh phế nhiệt, mát máu, lợi tiểu, trị trẻ em ho kéo dài, ho đờm có máu, mặt phù nề.
Canh mộc nhĩ, nước quýt: mộc nhĩ trắng 100g, nước quýt 200g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch mộc nhĩ, bổ cuống, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến chín nhừ mộc nhĩ thì cho nước quýt vào đun tiếp đến khi sôi là được. Dùng ăn điểm tâm. Tác dụng: bổ khí, ích thận, hóa đờm, trừ ho, trị trẻ em ho khan, ho đờm có máu.
Canh cá diếc nấu hạnh nhân: cá diếc 1 con, hạnh nhân ngọt 10g, đường đỏ vừa đủ. Làm cá sạch, cho vào nồi với hạnh nhân. Đổ nước vừa đủ đun to lửa, khi sôi đun nhỏ lửa tới chín nhừ. Ăn cá uống canh trong ngày. Tác dụng: kiện tỳ, ích khi, hoạt lạc, lý phế, trị viêm phế quản mạn tính, khí âm bất túc, ho có đờm lâu ngày.
Canh cải gừng: rau cải tươi 500g, gừng tươi 10g, muối vừa đủ. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi, đổ nước 1200ml, nấu cạn còn 700ml, cho muối vào là được. Ngày ăn uống 2 lần. Tác dụng: trừ ho cảm phong hàn, đờm trắng khó ra, gân cốt đau nhức.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
TÁC DỤNG CÁC LOẠI TRÀ
Trà có thể giải độc cho 72 loại ngộ độc khác nhau. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị của trà. Trà vừa là nước giải khát, giải nhiệt giúp ra mồ hôi lại vừa bổ sung nước cho cơ thể. Không những thế, nếu kết hợp uống trà với các vị thuốc (gọi là trà thuốc) còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất hiệu quả.
Trà gừng
Lấy ít lá chè, vài lát gừng tươi bỏ vỏ, đun sôi uống sau bữa ăn để giải cảm, ra mồ hôi, cảm cúm, ho kéo dài và tăng huyết áp. Ngoài ra, trà gừng còn có tác dụng chữa viêm họng, lợi phế, dễ uống, thơm và ngọt giọng. Theo Đông y, gừng tươi có vị cay, tình ôn đi vào 3 kinh: phế, tỳ và vị.
Trà lá sen
Lá sen khô 60g, lá chè 60g tán thành bột, pha nước sôi lấy nước uống hằng ngày. Tác dụng giả nhiệt, làm mát lá lách, tiêu thấp, giảm mỡ, giảm béo, hay chóng mặt, nhức đầu, mạch căng, hay gặp ở người bị mỡ máu cao.
Trà muối
Lấy 3g lá chè, 1g muối ăn hãm trong nước sôi uống nóng, tác dụng làm sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu viêm... Về mùa hè, chúng ta nên uống thường xuyên để phòng chứng rối loạn điện giải vì ra nhiều mồ hôi. Muối có vị mặn, tính hàn, không độc đi vào kinh: thận, tâm và tỳ. Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người tăng huyết áp không nên dùng.
Trà hoa cúc
Tuỳ lượng, tuỳ thích, chúng ta có thể lấy lá chè xanh với hoa cúc trắng hãm nước sôi uống nguội. Tác dụng của trà hoa cúc bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Trà mật ong
Cho lá chè vào túi vải hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Trà có tác dụng chữa viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
Trà vỏ chanh
Uống trà nóng với vài lát vỏ chanh có tác dụng giảm nguy cơ bị ung thư da.
Trà vỏ quýt
Lấy vỏ quýt đem sấy khô, khi muốn uống thì hãm cùng với trà. Do vỏ quýt có chứa nhiều Vitamin C nên loại trà này có tác dụng chữa ho đờm, giả độc do ăn tôm cá.
Read More Add your Comment 0 nhận xét
Thực phẩm giúp loại trừ độc tố
|
Sự xuất hiện của mụn trứng cá, chứng hôi miệng, táo bón, đau đầu… nhiều khi là những tín hiệu thông báo sự tồn đọng của chất độc trong cơ thể. Khi sức khoẻ bị đe dọa thì việc loại trừ độc tố cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Lựa chọn thực phẩm có tác dụng giải độc, đồng thời kiên trì một chế độ vận động thường xuyên là cách tốt nhất để chúng ta nói lời tạm biệt với những độc tố trong cơ thể. Mộc nhĩ đen: Người làm những ngành nghề có liên quan đến bông vải, sợi, đay… nên dùng nhiều mộc nhĩ đen, vì mộc nhĩ đen có tác dụng bài trừ chất sợi, khiến cho những chất sợi có hại này không thể tồn tại trong cơ thể. Chất keo thực vật có trong mộc nhĩ đen có sức hút và kết dính cao, có thể hút thấm hết những tạp chất còn tồn lại trong hệ tiêu hoá, giúp máu trở nên “sạch” hơn, đồng thời còn làm hạ cholestesron, phòng chống xơ cứng mạch máu. Khổ qua (mướp đắng): Thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có tác dụng giải độc. Khổ qua có công dụng giải độc, tiêu nhiệt trong cơ thể và làm sáng mắt. Các nhà khoa học tiến hành phân tích những thành phần chứa trong khổ qua và phát hiện rằng trong khổ qua có chứa một loại protein hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt. Loại protein này có khả năng kích thích tác dụng “phòng ngự” của hệ miễn dịch trong cơ thể, làm gia tăng sự hoạt động của các tế bào miễn dịch, loại trừ những độc tố trong cơ thể. Nữ giới dùng nhiều khổ qua còn có lợi cho kinh nguyệt. Đậu phụ: Những chế phẩm từ đậu nành có lượng canxi vô cùng phong phú, vì thế chúng được mệnh danh là những “chiến sĩ giải độc”. Cà rốt: Là thực phẩm có tác dụng giải độc thủy ngân, vì cà rốt có chứa một lượng lớn chất kết dính, có thể kết dính với thủy ngân, làm giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu một cách hiệu quả. Táo tây: Ruột là nơi có khả năng bài trừ độc tố một cách nhanh chóng. Nếu hệ tiêu hóa không tốt, các độc tố sẽ tích tụ tại ruột và bị hấp thụ trở lại vào máu, rất có hại cho cơ thể. Trong táo tây có chứa một lượng chất xơ và chất kết dính thiên nhiên phong phú, có tác dụng phòng ngừa thức ăn phân hủy trong ruột. Dưa leo: Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố trong cơ thể, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình phân giải các protein Sau đó bài tiết chúng ra ngoài qua nước tiểu. Dưa leo có công dụng lợi tiểu nên có thể làm sạch niệu đạo, góp phần giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và bao tử. Mật ong: Từ xưa, mật ong đã nổi tiếng là loại thực phẩm giải độc và làm đẹp. Trong mật ong có chứa nhiều vitamin và acid amin thiết yếu cho cơ thể con người. Dùng mật ong thường xuyên có tác dụng bài trừ độc tố, đồng thời cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống các bệnh về mạch máu hoặc các chứng suy nhược thần kinh. Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, mát, có tính giải độc cao. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng nhất định trong việc phòng trị trúng độc kim loại, thuốc trừ sâu và trúng độc thực phẩm. Vai trò của đậu xanh chủ yếu là thông qua việc nhanh chóng thúc đẩy quá trình bài tiết tống các chất độc ra khỏi cơ thể. Tỏi: Trong tỏi có chứa những thành phần đặc biệt, giúp làm giảm nồng độ chì trong cơ thể. Nho: Gan cũng là một cơ quan giải độc quan trọng cho cơ thể. Các độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi các phản ứng hóa học ở gan sẽ biến thành những chất không độc hoặc lượng độc tố đã giảm hẳn. Nho có tác dụng giúp gan “quét” đi những chất độc trong cơ thể, đồng thời còn có ích cho quá trình tái tạo máu. Trà: Những thành phần có chứa trong lá trà cùng một lượng vitamin C phong phú có tác dụng nhanh chóng loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. |
Theo SK&ĐS |
Read More Add your Comment 0 nhận xét